(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) đang chiếm tỷ lệ cao ở khu vực miền núi. Thực trạng này cần sớm được giải quyết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em vùng cao phát triển cả về thể lực và trí lực.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Nóng’ tình trạng trẻ suy dinh dưỡng

(VH&ĐS) Do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến tình trạng trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng (SDD) đang chiếm tỷ lệ cao ở khu vực miền núi. Thực trạng này cần sớm được giải quyết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ em vùng cao phát triển cả về thể lực và trí lực.

Thời gian qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền và ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống suy dinh dưỡng. Mạng lưới chuyên trách phòng, chống SDD cho trẻ đã được phủ khắp các thôn, khu dân cư. Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống SDD từ tỉnh đến xã được thành lập. Các địa phương đều có cộng tác viên thực hiện công tác phòng, chống SDD. Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đã tổ chức nhiều đợt tập huấn nâng cao kiến thức cho cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dinh dưỡng. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ bị SDD của miền núi so với các vùng trong tỉnh đang có sự chênh lệch khá lớn. Tại các xã vùng sâu, vùng xa khu vực miền núi, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD đang ở mức cao.

Trẻ em vùng cao cần được thăm khám sức khỏe thường xuyên.

Nhi Sơn (Mường Lát) là xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 chiếm 88,97%, đời sống, cũng như nhận thức của nhân dân còn hạn chế nên công tác chăm sóc trẻ em trên địa bàn xã gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ trẻ em suy SDDdưới 5 tuổi của địa phương này đang ở mức cao với 28,6% trẻ em dưới 5 tuổi SDD và 30,4% trẻ em SDD thấp còi. Thực tế, con số này còn cao hơn nhiều bởi số trẻ em dưới 5 tuổi được thăm khám sức khỏe đạt tỷ lệ không cao.

Tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi ở xã Nhi Sơn cũng là tình cảnh chung của nhiều xã trên địa bàn huyện Mường Lát. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Mường Lát, năm 2016 huyện có tổng số trẻ dưới 5 tuổi là 4.515 cháu. Trong đó, có 27,8% bị SDD cân nặng, hơn 32% trẻ em SDD thấp còi. Ông Nguyễn Văn Thiệp - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Mường Lát cho biết: Trong những năm qua, công tác phòng chống SDD ở trẻ em cũng đã được đẩy mạnh, nhưng vẫn còn đang gặp không ít khó khăn, thách thức bởi tập quán sinh hoạt của một bộ phận lớn đồng bào còn lạc hậu, đa số phụ nữ mang thai chưa chủ động đến trạm y tế để thăm khám. Tình trạng suy dinh dưỡng bào thai xảy ra rất nhiều. Nhiều bà mẹ chưa hiểu biết đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cho trẻ, cách vệ sinh, phòng bệnh, cộng với điều kiện kinh tế quá khó khăn. Bên cạnh đó, kinh phí cho hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng bị cắt khá nhiều nên gây khó khăn cho quá trình hoạt động.

Tại huyện Lang Chánh công tác bảo vệ, giáo dục và chăm sóc trẻ em luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Tuy nhiên, do hệ thống giao thông còn yếu, trong khi nhận thức của người dân về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ không đồng đều nên tỷ lệ trẻ SDD vẫn còn cao. Hiện nay, số trẻ dưới 5 tuổi SDD thể thấp còi chiếm 28,67%, SDD thể nhẹ cân của huyện chiếm 19,49%.

Trao đổi với chúng tôi ông Lương Ngọc Trương - Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Thanh Hóa cho rằng: Hiện nay kinh phí cho hoạt động phòng, chống suy dinh dưỡng bị cắt khá nhiều nên gây khó khăn cho quá trình hoạt động. Bên cạnh đó, muốn phục hồi nâng cao thể trạng cho trẻ em khu vực miền núi, điều quan trọng vẫn là giảm sinh, giải quyết tình trạng tảo hôn, sinh con sớm, các gia đình chăm lo phát triển kinh tế để có điều kiện thực hành dinh dưỡng cho trẻ theo kiến thức đã được tuyên truyền.

Xuân Cường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]