(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Trung bình hàng năm có từ 5 đến 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta kèm theo mưa to gây lũ lụt làm hủy hoại môi trường, tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm, gây dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và để lại những hậu quả hết sức nặng nề.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa bão lũ

(VH&ĐS) Trung bình hàng năm có từ 5 đến 6 cơn bão đổ bộ vào nước ta kèm theo mưa to gây lũ lụt làm hủy hoại môi trường, tăng nguy cơ lây lan các bệnh truyền nhiễm, gây dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm và để lại những hậu quả hết sức nặng nề.

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ thường chịu ảnh hưởng trực tiếp các cơn bão đổ bộ từ biển Đông vào. Để đảm bảo công tác an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong mùa bão lũ chúng tôi xin đưa ra một số khuyến cáo như sau:

Mỗi gia đình cần chú ý đến thực phẩm dự trữ cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và những người già yếu; dự trữ và bảo quản lương thực, thực phẩm an toàn, cảnh giác với các nguy cơ gây ô nhiễm (ô nhiễm vi sinh, ô nhiễm hóa học, ô nhiễm vật lý); Rửa tay sạch bằng xà phòng và nước (hoặc chất tẩy pha loãng) sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi tiếp xúc với thực phẩm sống và trước khi ăn; Làm vệ sinh tất cả bề mặt, dụng cụ sử dụng trong quá trình chuẩn bị thực phẩm; Không chế biến thực phẩm trực tiếp trong môi trường nước bị ngập lụt; Bảo vệ khu vực bếp và thực phẩm tránh khỏi các loại côn trùng, sâu bọ và các động vật khác; Những người bị tiêu chảy hoặc có các biểu hiện khác phải tránh xa khu vực chế biến thực phẩm; Phân và chất thải phải cách xa khu vực chuẩn bị thực phẩm (bếp và nhà vệ sinh phải riêng biệt).

Không ăn lương thực thực phẩm sống đã bị ngập lụt; Chú ý cần để riêng thực phẩm tươi sống với những thực phẩm chín; Tách biệt khu vực giết mổ và khu vực chuẩn bị thực phẩm; Xử lý những dụng cụ trong nhà bếp và dụng cụ sử dụng cho thực phẩm sống; Làm sạch và làm vệ sinh dụng cụ trước khi sử dụng cho lần tiếp theo; Bảo quản tách biệt những thực phẩm sống (chưa nấu) và thực phẩm chuẩn bị nấu; Tránh tiếp xúc với nước bẩn: phải bảo đảm nước sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thực phẩm; Nấu kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt, gia cầm, trứng và hải sản; Thức ăn cần được ăn ngay sau khi đã nấu chín và không để thức ăn đã nấu chín ở trong nhiệt độ phòng trên 2 giờ; Chọn những thực phẩm tươi và còn nguyên vẹn để dự trữ, không dự trữ và sử dụng những lương thực, thực phẩm bị dập, nát, thối, mốc; Gọt vỏ hoa quả trước khi ăn.

Sử dụng nước sạch: Sử dụng nước sạch hoặc xử lý nước bằng cách đun sôi hoặc xử lý bằng viên chloramin do y tế cung cấp và hướng dẫn; Sử dụng các dụng cụ sạch để lấy nước và dự trữ nước, làm sạch đồ dùng, dụng cụ trong gia đình để đựng nước dự trữ.

Người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Mỗi gia đình nên có “Hộp thuốc gia đình” trong đó dự trữ một số thuốc trị bệnh đường tiêu hóa và thuốc chữa bệnh ngoài da đã được bác sỹ hướng dẫn cách sử dụng.

Mọi người và gia đình thực hiện tốt những nội dung trên trong công tác an toàn thực phẩm mùa bão, lũ thì ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trước, trong và sau bão, lũ sẽ được hạn chế một cách tối đa.

BS.CK1: Đào Thanh Tùng

Chi cục ATVSTP Thanh Hóa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]