(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Bước vào năm học mới, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học, các trường mầm non hai huyện miền núi Như Thanh, Như Xuân cũng đặc biệt quan tâm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong bếp ăn bán trú.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Đảm bảo VSATTP bếp ăn bán trú các trường mầm non

(VH&ĐS) Bước vào năm học mới, cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy và học, các trường mầm non hai huyện miền núi Như Thanh, Như Xuân cũng đặc biệt quan tâm công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trong bếp ăn bán trú.

Nằm tại xã miền núi đặc biệt khó khăn, trường Mầm non Xuân Khang (Như Thanh) hiện có 517 cháu ở độ tuổi mẫu giáo, trường có 5 khu lẻ, tập trung bán trú ở điểm chính. Xác định tầm quan trọng của ATVSTP, BGH nhà trường thường xuyên kiểm tra, theo dõi sát sao các khâu tổ chức ở khu vực bếp ăn, quản lý chặt chẽ đầu vào nguồn thực phẩm thông qua hợp đồng với các nhà cung cấp có uy tín.

Trường có 3 cô nuôi, hàng năm luôn được tập huấn, khám sức khỏe định kỳ và được trang bị đầy đủ phục trang, dụng cụ hợp vệ sinh. Cô Quách Thị Tích - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Đối với các cháu mầm non, nhà trường luôn quan tâm đặc biệt đến vấn đề VSATTP, cho nên hàng năm khi bước vào trường, các cháu thường được khám sức khỏe, khảo sát những đơn vị uy tín để ký hợp đồng cung cấp nguồn thực phẩm, đảm bảo rau sạch, thực phẩm sạch; thường xuyên lau dọn khu nhà ăn, khử trùng dụng cụ trước khi sơ chế…”.

Trong năm học này, Trường Mầm non xã Hải Long (Như Thanh) có 310 cháu ra lớp, với 11 nhóm lớp, trong đó có 276 trẻ ăn bán trú, hàng năm nhà trường thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện nghiêm túc công tác VSATTP trong chế biến bữa ăn hàng ngày cho trẻ.Mặc dù, với số tiền ít ỏi (12.000 đ/ngày) nhưng nhà trường vẫn cố gắng luôn thay đổi các món tạo sự hấp dẫn, ngon miệng trong bữa ăn, nhưng cũng đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cho các cháu. Để phục vụ tốt cho bếp ăn bán trú trong năm học mới nhà trường đã mua sắm hệ thống bếp ga, trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị trong việc chế biến thức ăn và lựa chọn nhà cung cấp thực phẩm sạch, an toàn.

Nhân viên sơ chế thức ăn tại Trường Mầm non xã Hải Vân, Như Thanh.

Trao đổi với chúng tôi, bà Lê Thúy Lan - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Như Thanh, chia sẻ: “Năm học mới này, toàn huyện có 17 trường mầm non, với trên 7.000 học sinh, trong đó có 47 điểm lẻ do cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đảm bảo nên tại các điểm lẻ không tổ chức ăn bán trú, còn lại 100% điểm chính đều tổ chức ăn bán trú cho trẻ. Nhận thức được tầm quan trọng của VSATTP, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như sự phát triển cả về trí lực, thể lực của trẻ, ngành Giáo dục huyện rất quan tâm đến vấn đề VSATTP trong các trường mầm non. Trong đó, đòi hỏi đội ngũ cô nuôi phải được đào tạo chuyên môn, có chứng chỉ, có sức khỏe tốt và được khám sức khỏe định kỳ; nơi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; việc bảo quản thực phẩm, chế biến phải tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự về VSATTP…”.

Còn theo bà Nguyễn Thị Bảy - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Như Xuân cho rằng: “Để đảm bảo uy tín và có được lòng tin của phụ huynh, các nhà trường phải thực hiện tốt công tác phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng ngộ độc thực phẩm, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, thì việc phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành là hết sức quan trọng, nhằm kiểm soát tốt ở tất cả các khâu, nhằm đảm bảo VSATTP tại bếp ăn bán trú. Vì vậy, nhiều năm qua các điểm ăn bán trú cho trẻ trên địa bàn huyện chưa để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm”.

Được biết, trong năm học này huyện Như Xuân có 18/18 trường mầm non đều tổ chức ăn bán trú cho trẻ, đạt 100%.

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]