(vhds.baothanhhoa.vn) - Để triển khai công tác bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2020 - 2021 đạt hiệu quả, bảo đảm đạt 100% HSSV tham gia BHYT, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 19/8, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 2644/BHXH-BT và Công văn số 2633/BHXH-TT chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) tập trung thực hiện một số nội dung về công tác tổ chức, thực hiện BHYT HSSV năm học 2020 - 2021.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Không tăng mức đóng BHYT cho HSSV năm học 2020 - 2021

Để triển khai công tác bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên (HSSV) năm học 2020 - 2021 đạt hiệu quả, bảo đảm đạt 100% HSSV tham gia BHYT, đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, ngày 19/8, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Công văn số 2644/BHXH-BT và Công văn số 2633/BHXH-TT chỉ đạo BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (BHXH tỉnh) tập trung thực hiện một số nội dung về công tác tổ chức, thực hiện BHYT HSSV năm học 2020 - 2021.

Theo đó, BHXH tỉnh đẩy mạnh phối hợp với Sở GD&ĐT và các sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật BHYT trước thềm năm học mới 2020 - 2021 đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, HSSV và các bậc phụ huynh bằng nhiều hình thức. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện công tác BHYT HSSV; kịp thời khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong việc tuyên truyền và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT HSSV trong năm học 2019 - 2020.

Mức đóng BHYT năm học 2020 - 2021 vẫn giữ nguyên

Tháng 6/2020, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã đồng ý chưa thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở lên 1.600.000 đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1/7/2020. Cụ thể, mức lương cơ sở vẫn áp dụng theo quy định hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ngày 9/5/2019 của Chính phủ.

Như vậy, mức đóng BHYT HSSV cho năm học 2020 - 2021, tính trên mức lương cơ sở 1.490.000 đồng/tháng, cũng không tăng. Theo quy định của Luật BHYT, mức đóng BHYT hằng tháng của HSSV bằng 4,5% mức lương cơ sở. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 30% mức đóng, đối tượng đóng 70% còn lại.

Theo BHXH Việt Nam, HSSV có thể lựa chọn một trong số các phương thức đóng.

Thứ nhất, đóng BHYT cho 3 tháng. Mức đóng là 201.150 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 60.345 đồng, chỉ phải đóng 140.805 đồng.

Thứ hai, đóng BHYT cho 6 tháng. Mức đóng là 402.300 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 120.690 đồng, chỉ phải đóng 281.610 đồng.

Thứ ba, đóng BHYT cho 9 tháng. Mức đóng là 603.450 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 181.035 đồng, chỉ phải đóng 422.415 đồng.

Thứ tư, đóng BHYT cho 12 tháng. Mức đóng là 804.600 đồng, HSSV được Nhà nước hỗ trợ 241.380 đồng, chỉ phải đóng 563.220 đồng.

Học sinh được chăm sóc y tế tốt hơn khi tham gia BHYT. (Ảnh: T.L)

Quyền lợi của HSSV khi tham gia BHYT

Phạm vi BHYT bao gồm: HSSV tham gia BHYT sẽ được chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ) tại trường học; khám chữa bệnh ngoại trú - nội trú tại các cơ sở y tế; các trường hợp tai nạn giao thông.Trường hợp KCB đúng tuyến nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ hoặc theo tuyến chuyên môn kỹ thuật (CMKT), được quỹ BHYT thanh toán theo mức: 100% chi phí KCB tại tuyến xã; 100% chi phí KCB đối với trường hợp chi phí cho một lần KCB thấp hơn 15% mức lương cơ sở (tương đương số tiền 223.500 đồng); 100% chi phí KCB BHYT khi có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở (tương đương số tiền 8.940.000 đồng). Người bệnh có trách nhiệm lưu giữ chứng từ thu phần chi phí cùng chi trả làm căn cứ để cơ quan BHXH cấp giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm; 80% chi phí KCB BHYT đối với các trường hợp còn lại.

Trường hợp cấp cứu, được tiếp nhận tại bất kỳ cơ sở KCB BHYT nào và được hưởng quyền lợi như khi KCB đúng nơi đăng ký KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT hoặc theo đúng tuyến CMKT.

Trường hợp đi KCB vượt tuyến, trái tuyến (không đúng cơ sở y tế đăng ký ban đầu) và có trình thẻ, thì được hưởng quyền lợi KCB như sau: 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến Trung ương; 60% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh.

Trường hợp KCB tại cơ sở y tế không ký hợp đồng KCB BHYT hoặc cơ sở y tế có ký hợp đồng KCB BHYT nhưng không đủ thủ tục theo quy định, người có thẻ BHYT tự thanh toán chi phí với cơ sở y tế và được quỹ BHYT thanh toán theo mức quy định.

Trường hợp đi KCB BHYT thông tuyến được hưởng quyền lợi BHYT theo quy định.

Lưu ý KCB thông tuyến: Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh không bị coi là trái tuyến.

Năm học mới 2020-2021 đã bắt đầu, mục tiêu cần hướng tới là 100% HSSV tham gia BHYT, để các em được thụ hưởng đầy đủ quyền được chăm sóc sức khỏe. Sự thành công của chính sách này cần sự vào cuộc mạnh mẽ, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, nhất là ngành GD&ĐT.

P.V


P.V

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]