(vhds.baothanhhoa.vn) - Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 17 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, trong đó Thanh Hóa đã có 8 xã thuộc 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa xuất hiện dịch. Trước diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi, công tác phòng, chống dịch đang được các cấp chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Lập thêm chốt kiểm dịch, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi

Tính đến thời điểm này, cả nước đã có 17 tỉnh, thành phố xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, trong đó Thanh Hóa đã có 8 xã thuộc 2 huyện Yên Định và Thiệu Hóa xuất hiện dịch. Trước diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi, công tác phòng, chống dịch đang được các cấp chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt.

Mặc dù ổ dịch trên địa bàn đã được khống chế, thế nhưng đến nay công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi vẫn được huyện Yên Định triển khai quyết liệt. 9/9 chốt kiểm dịch động vật trên địa bàn vẫn luôn có cán bộ thú y, công an, dân quân gác trực 24/24. Việc phun tiêu độc khử trùng được huyện duy trì 1 ngày 1 lần trong vùng dịch, 2 ngày 1 lần đối với các điểm giáp danh. Cùng với đó, lãnh đạo các xã, thị trấn và lực lượng cán bộ nông nghiệp bám sát cơ sở, tuyên truyền, khuyến cáo người dân về diễn biến phức tạp và mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.

Ông Trịnh Duy Huấn - Phó Chủ tịch UBND xã Định Long, huyện Yên Định cho biết: Hiện tại địa phương vẫn duy trì mọi hoạt động phòng, chống dịch, quan tâm động viên lực lượng gác các chốt, thường xuyên bám sát cơ sở để tuyên truyền về diễn biến, mức độ nguy hiểm của dịch bệnh.

Theo ông Trịnh Xuân Quý - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Yên Định: Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của tỉnh, huyện Yên Định đã chủ động trích kinh phí để duy trì các hoạt động phòng chống dịch, nỗ lực ngăn dịch không lây lan sang các xã không mắc dịch.

Chốt kiểm dịch tại huyện Thiệu Hóa.

Ngày 5/3, dịch tả lợn châu Phi đầu tiên xuất hiện tại xã Thiệu Phúc, huyện Thiệu Hóa, chỉ sau đó ít ngày, trên địa bàn huyện tiếp tục xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới.

Trung úy Hoàng Ngọc Thảo, Cán bộ Công an huyện Thiệu Hóa cho biết: Mỗi chốt kiểm dịch trên địa bàn đều đảm bảo quân số trực 24/24 giờ với đầy đủ các lực lượng: thú y, công an xã, UBND xã và lực lượng công an huyện... trực tại các chốt để đảm bảo luôn có lực lượng trực tại các chốt. Tất cả các phương tiện đi qua các chốt đều được kiểm tra, được phun tiêu độc khử trùng để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan từ vùng ổ dịch ra các địa phương khác.

Ông Trịnh Duy Sở - Chủ tịch UBND xã Thiệu Công, huyện Thiệu Hóa cho biết: Việc kiểm tra trực tại các chốt cũng được lãnh đạo xã thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh, đảm bảo các chốt trực 24/24h. Bên cạnh việc thường xuyên kiểm tra, chấn chỉnh, xã đồng thời cũng động viên anh em trực làm tốt nhiệm vụ, không bỏ chốt để làm việc khác.

Xác định việc kiểm soát, không để mầm bệnh dịch tả lợn châu Phi xâm nhập vào địa bàn là yếu tố tiên quyết để phòng dịch, vì thế ngay từ khi xuất hiện dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, huyện Thọ Xuân đã lập 12 chốt kiểm dịch động vật trên các tuyến đường chính, các điểm giáp danh với các huyện, giao cho lực lượng công an, quân sự và cán bộ thú y trực gác 24/24h. Ngoài sự hỗ trợ của tỉnh, huyện Thọ Xuân đã chủ động mua thêm 500 lít hóa chất để tiến hành phun tiêu độc khử trùng 2 ngày 1 lần toàn bộ các trục đường chính trong khu dân cư, chợ... Mỗi xã, thị trấn phải mua ít nhất 2 tấn vôi bột để sử dụng phòng dịch.

Trước diễn biến khó lường và mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi, công tác phòng, chống dịch đang được các cấp chính quyền các địa phương triển khai quyết liệt. Trong đó, vai trò của chính quyền được xác định là yếu tố hàng đầu. Tuy nhiên, người dân cũng cần nâng cao nhận thức, có ý thức chủ động, cùng với chính quyền địa phương trong việc phòng, chống dịch tả lợn châu Phi.

Hạ Lan


Hạ Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]