(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những ngày hè, số trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa được các bác sỹ chẩn đoán bị hội chứng Tic tăng so với những tháng trước đó. Nguyên nhân do nhiều trẻ được gia đình cho xem Smartphone, tivi nhiều trong dịp hè.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nguy hại khôn lường khi trẻ xem điện thoại nhiều

(VH&ĐS) Những ngày hè, số trẻ đến khám tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa được các bác sỹ chẩn đoán bị hội chứng Tic tăng so với những tháng trước đó. Nguyên nhân do nhiều trẻ được gia đình cho xem Smartphone, tivi nhiều trong dịp hè.

Tic là gì?

Theo bác sỹPhạm Anh Minh - Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thì Tic là dạng rối loạn liên quan đến vận động và cử chỉ ngôn ngữ. Trẻ bị hội chứng Tic sẽ có những động tác nhanh, lặp đi lặp lại liên tục và không có chủ ý như giật cơ mắt, giật cơ vai... hoặc trẻ sẽ tự phát ra những âm thanh nhanh, vô nghĩa nghe như tiếng khè khè, khặc khặc. Để chẩn đoán trẻ bị hội chứng Tic, trước đó trẻ đã được loại trừ tất cả những tổn thương thực thể nào nếu có trước đó ở trẻ như trẻ bị bệnh lý viêm kết mạc, viêm xoang..

Tic thường gặp nhất với trẻ dưới 6 tuổi, bởi đây là độ tuổi mà não bộ chưa hoàn thiện, việc tiếp xúc nhiều, kéo dài với thiết bị điện tử cầm tay sẽ khiến trẻ dễ bị lệ thuộc, kéo dài dẫn đến nghiện. Tuy chưa có nghiên cứu cụ thể nào chứng minh việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử cầm tay là nguyên nhân gây hội chứng Tic. Nhưng những bệnh nhi đến điều trị bệnh Tic tại bệnh viện đều có chung một đặc điểm là việc xem rất nhiều điện thoại, Smarphone, tivi…

Bác sỹ Phạm Anh Minh - Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa khám tư vấn cho trẻ bị Tic.

Gia tăng các ca bệnh Tic trong mùa hè

Trong 3 tháng hè vừa qua, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa đã tiếp nhận và điều trị cho 10 cháu mắc bệnh Tic. Hè là thời điểm gia tăng bệnh nhân Tic bởi đây là lúc trẻ được nghỉ học, thời gian ở nhà nhiều đồng nghĩa với thời gian tiếp xúc với điện thoại, máy tính nhiều. Theo thống kê của bệnh viện thì những năm gần đây số bệnh nhi mắc Tic đã tăng lên rõ rệt.

Cháu T.T.K (5 tuổi) ở Hợp Thắng, Triệu Sơn được gia đình nhập viện trong tình trạng thường xuyên phát ra những âm thanh vô nghĩa, co giật cơ mặt, nháy mắt liên tục. Bác sỹ chuẩn đoán em bị Tic, rối loạn cả cơ vận động và ngôn ngữ. Gia đình em cho biết vì bố mẹ bận công việc, không muốn con quấy rầy để cho em thường xuyên xem điện thoại không kiểm soát.

Hay cháu Đ.H.T (TX Bỉm Sơn) đến bệnh viện khám với các biểu hiện: Gật lắc đầu không kiểm soát, nhếch mép, nhíu mũi, nếu chơi điện tử thắng thì các biểu hiện ít đi nhưng nếu em bị thua thì các biểu hiện liên tục xảy ra. Được biết, bố em làm lái xe đường dài nên thường xuyên vắng nhà, mẹ bận nhiều việc để mặc em chơi điện tử trên điện thoại cả ngày.

Đừng bỏ mặc trẻ với điện thoại

Cũng theo bác sỹ Minh thì Tic chưa có thuốc đặc trị, phương pháp chữa bệnh duy nhất và cũng là hiệu quả nhất là giảm sự tiếp xúc giữa bé với các thiết bị điện tử, đồng thời bố mẹ cần quan tâm, chăm sóc, hướng các em đến các hoạt động vui chơi lành mạnh. Như câu chuyện của cháu Đ.H.T sau khi biết con mắc bệnh, dù đã đưa con đi khám và tư vấn nhiều nơi, hiểu rằng thuốc “đặc trị” là sự quan tâm của gia đình, bố em đã nghỉ việc thời gian dài để ở nhà chăm sóc con. Phát hiện ra Đ.H.T rất thích chơi cầu lông nên vào buổi sáng, chiều hàng ngày, hai bố con đều đánh cầu lông cùng nhau, khuyến khích con tham gia các hoạt động ngoài trời. Mỗi ngày đều đặn anh hoặc vợ đều dành 2h đồng hồ để trò chuyện, tâm sự với con. Và sự hồn nhiên, vui tươi đã trở lại với Đ.H.T sau hơn 2 tháng, khi cùng bố trở lại khám em đã giảm hẳn các triệu chứng về rối loạn cơ, đã có thể trò chuyện bình thường, hồn nhiên với bác sỹ.

Các bậc phụ huynh cần hiểu rằng Tic là hội chứng không thể điều trị triệt để, khả năng tái phát rất cao nên phụ huynh cần hạn chế việc để trẻ em chơi game, điện thoại di động, xem tivi, nên cho trẻ ra ngoài vận động, tham gia các hoạt động tập thể để giải tỏa năng lượng, phát triển một cách tự nhiên.

Phan Vân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]