(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng tăng, kéo theo đó là hàng loạt những nhu cầu, từ việc sinh hoạt cho đến chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh các bệnh viện công lập, hệ thống phòng khám ngoài công lập từ đó không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Quản lý phòng khám ngoài công lập: Còn những nỗi lo!

(VH&ĐS) Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng tăng, kéo theo đó là hàng loạt những nhu cầu, từ việc sinh hoạt cho đến chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh các bệnh viện công lập, hệ thống phòng khám ngoài công lập từ đó không ngừng phát triển cả về quy mô lẫn chất lượng phục vụ.

Gam màu sáng

Thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế của Nhà nước, cùng với nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân tăng cao, đã có nhiều chính sách mới được đưa ra nhằm phát triển mạng lưới cơ sở y tế tư nhân, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, giảm tải sức ép cho các bệnh viện công lập.

Theo thống kê từ Sở Y tế, toàn tỉnh hiện có 878 cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập, phần lớn các cơ sở đều được cấp phép, lại tập trung ở khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh thăm khám. Hơn nữa, các cơ sở thường làm việc ngoài giờ kể cả thứ 7, chủ nhật và nghỉ lễ, bệnh nhân đến khám được phục vụ chu đáo, tận tình.

Do tính cạnh tranh cao để lôi kéo bệnh nhân, nhiều phòng khám không ngần ngại đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại, tuyển chọn nhân viên gắt gao, nhằm tạo dựng một lực lượng nhân viên y tế tốt nhất.

Hiện nay, mặc dù chưa có đánh giá chính thức về chất lượng của hoạt động y tế ngoài công lập, nhưng có một điều đáng mừng, số lượng bệnh nhân đến với các cơ sở y tế này ngày một tăng. Thời gian qua, hoạt động hành nghề y ngoài công lập đã có bước phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, giảm sức ép khám, chữa bệnh cho các cơ sở công lập.

Thành lập và đi vào hoạt động được hơn 6 năm, Phòng khám Đa khoa 90 (thị trấn Quảng Xương) từ lâu luôn là địa chỉ tin cậy của người bệnh, là cơ sở vừa khám bảo hiểm, lại khám dịch vụ rất tiện lợi cho nhu cầu của người dân. Phòng khám hiện có hơn 20 cán bộ, CNV, phần lớn có chuyên môn, tay nghề cao.

Theo bác sỹ Trần Văn Vượng - Trưởng phòng khám Đa khoa 90, cho biết trung bình có khoảng 70 - 80 bệnh nhân đến khám, chữa bệnh mỗi ngày, họ đến từ nhiều nơi như Tĩnh Gia, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa... Nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, thời gian qua phòng khám thường tổ chức các đợt tập huấn về nghiệp vụ cho nhân viên y tế, mua sắm thêm một số máy móc, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng nhu cầu tốt hơn về khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Những nỗi lo

Thực tế, bên cạnh những mặt tích cực, nhiều cơ sở y tế hiện nay vẫn tiềm ẩn những nguy cơ mất an toàn trong chăm sóc, khám, chữa bệnh cho người dân, gây nên những sự cố không mong muốn. Một số phòng khám, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên còn hạn chế, ít đội ngũ cán bộ, bác sỹ giỏi, chuyên môn sâu, nghiệp vụ cao; do số lượng bệnh nhân ít, chi phí lớn, một số phòng khám không chịu đầu tư, mua sắm trang thiết bị, bởi nếu mua cũng khó thu hồi vốn; công tác niêm yết giá tại một số phòng khám chưa đầy đủ; nhân viên không mặc trang phục; công tác xử lý rác thải, nước thải y tế còn nhiều bất cập; không ít cơ sở khám, chữa bệnh hoạt động trong diện tích chật hẹp, ẩm thấp, chưa đảm bảo ánh sáng, điều kiện vô trùng tại phòng điều trị...

PKĐK Hoàng Phong, Hoằng Ngọc, Hoằng Hóa.

Điển hình có Phòng khám Đa khoa Hoằng Phong (Hoằng Ngọc, Hoằng Hóa), đi vào hoạt động từ năm 2009, với diện tích vỏn vẹn 130m2, trong đó có 4 phòng khám. Ông Nguyễn Văn Phong, chủ phòng khám, được biết số lượng bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại cơ sở trung bình 2 - 3 bệnh nhân/ngày. Số lượng bệnh nhân ít, phòng khám cũng ngại đầu tư, mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, hầu hết máy móc được mua sắm từ lâu, nền nhà thấp, lại chật hẹp... dễ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Trong 9 tháng đầu năm 2016, Sở Y tế đã tiến hành thành lập các đoàn kiểm tra đối với các cơ sở y tế ngoài công lập, phát hiện, xử lý 5/15 cơ sở vi phạm, cấp lại 810 chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh, điều chỉnh cấp lại 76 giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh...

Để giảm bớt những bất cập trong khám, chữa bệnh cho nhân dân của hệ thống y tế ngoài công lập, đồng thời phát huy tốt vai trò, thế mạnh của lĩnh vực này, thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở hành nghề y ngoài công lập; kịp thời chấn chỉnh các hành vi vi phạm; thực hiện tốt công tác thẩm định, cấp phép cho các cơ sở khám, chữa bệnh; tăng cường tuyên truyền, mở các lớp tập huấn về Luật Khám chữa bệnh và các văn bản quy định về hành nghề y - dược; đa dạng hóa các loại hình y tế dịch vụ để người dân lựa chọn, tiếp cận với điều kiện y tế kỹ thuật cao...

Trung Lê



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]