(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Là huyện ven biển, có QL1A đi qua và KKT Nghi Sơn đang phát triển mạnh mẽ, dân số biến động nhanh, kéo theo đó là tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm. Đây đang là những thách thức rất lớn đối với huyện Tĩnh Gia trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tĩnh Gia: Nhiều thách thức trong phòng, chống HIV/AIDS

(VH&ĐS) Là huyện ven biển, có QL1A đi qua và KKT Nghi Sơn đang phát triển mạnh mẽ, dân số biến động nhanh, kéo theo đó là tệ nạn xã hội, ma tuý, mại dâm. Đây đang là những thách thức rất lớn đối với huyện Tĩnh Gia trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Theo số liệu thống kê từ Trung tâm Y tế huyện Tĩnh Gia thì toàn bộ 34 xã, thị trấn trong huyện đều có người nhiễm HIV. Số đối tượng nghiện chích ma túy ước tính 624 người, số đang quản lý tại cộng đồng 594 người. Số bệnh nhân được điều trị Methadone có 139 người. Số HIV tích lũy là 276 người còn sống và quản lý, trong đó được điều trị ARV là 115 người. Nhiều xã có tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV cao như: Hải Ninh, Hải Hoà, Hải Châu, Hải Bình...

(Ảnh minh họa)

Trong những năm qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn huyện đã, đang triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong đó có nhiều biện pháp can thiệp vào nhóm nguy cơ và đối tượng nhiễm HIV nhằm giảm thiểu tác hại và ảnh hưởng đến cộng đồng. Đặc biệt dự ánVAAC - US.CDC đi vào hoạt động từ tháng 11/2015 có 9 xã tham gia đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Dự án tập trung vào 2 mô hình: tiếp cận - xét nghiệm - điều trị - duy trì và tiếp cận dựa vào mạng lưới (PDI).

Mặc dù khi triển khai dự án gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ các giải pháp đồng bộ trong công tác chỉ đạo và tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhất là phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa khu vực, nên đã đạt được những kết quả nhất định với 270/360 khách hàng được tư vấn xét nghiệm. Đối với mô hình tiếp cận xét nghiệm có 145 khách hàng tham gia, phát hiện có 2 khách hàng dương tính và đã gửi đi điều trị.

Theo lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Tĩnh Gia thì: Khó khăn trong thực hiện dự án là một số người có nguy cơ cao đi làm ăn xa hoặc làm việc tại các công ty nên thời điểm tiếp cận tư vấn khách hàng còn bất cập. Vì thế trung tâm đã tiến hành tư vấn xét nghiệm lưu động thường xuyên phải làm vào thứ 7 và chủ nhật hàng tuần.

Ngoài ra cơ sở hạ tầng trang thiết bị chưa đảm bảo cho công việc phục vụ khách hàng. Trong thời gian tới, trung tâm đang thực hiện duy trì mô hình tiếp cận theo mạng lưới PDI thông qua nhân viên tiếp cận cộng đồng và hạt giống, tư vấn xét nghiệm tự nguyện. Tiếp tục khám lưu động tại 9 xã đang triển khai dự án, chuyển gửi khách hàng nhiễm HIV/AIDS điều trị ARV, tiếp đón khách hàng tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện...

Thuý Hoà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]