(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Thởi gian qua, một số người dân đã đăng kí và có thẻ BHYT khám ban đầu ở trạm y tế xã nhưng vẫn không được thanh toán BHYT. Thực tế này đang xảy ra tại một số trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Lý do vì sao?

Tin liên quan

Đọc nhiều

Vì sao đăng kí khám chữa bệnh BHYT ban đầu ở một số trạm y tế xã không được thanh toán?

(VH&ĐS) Thởi gian qua, một số người dân đã đăng kí và có thẻ BHYT khám ban đầu ở trạm y tế xã nhưng vẫn không được thanh toán BHYT. Thực tế này đang xảy ra tại một số trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Lý do vì sao?

Bác sĩ, trưởng trạm y tế xã Quảng Chính, huyện Quảng Xương - Nguyễn Văn Thiệp cho biết: Trạm được xây dựng khá khang trang từ năm 2013 theo dự án tổ chức nhân dân Mỹ ủng hộ Việt Nam. Trạm có 2 tầng 15 phòng, tầng dưới dành cho hoạt động của trạm còn tầng 2 kết hợp với di dân phòng chống thiên tai, có đầy đủ trang thiết bị y tế và máy vi tính nối mạng, chỉ thiếu máy siêu âm X-quang. Hằng ngày bệnh nhân đến khám bệnh khá đông, chủ yếu là sốt rối loạn tiêu hóa, suy nhược thần kinh... Song đã hơn 1 năm nay người dân phải tự túc chi trả tiền khám chữa bệnh do không được thanh toán tiền BHYT vì Trạm xá xã chưa kết nối cổng bảo hiểm thanh toán với huyện và tỉnh.

Trạm y tế xã Quảng Chính luôn khám và điều trị tốt cho bệnh nhân.

Trạm Y tế xã Quảng Khê cũng trong hoàn cảnh như vậy, mỗi năm trạm y tế này thường khám và điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân và trạm đã đạt chuẩn y tế giai đoạn 2. Bác sĩ, trưởng trạm Lê Ích Chúc chia sẻ: Mỗi ngày chúng tôi thường khám cho 5 - 10 bệnh nhân và họ phải trả tiền và mua thuốc. Tuy thẻ khám BHYT in là khám ban đầu tại trạm nhưng do cổng thanh toán chưa được kết nối nên bệnh nhân không được thanh toán. Chúng tôi đã đề nghị lên trung tâm y tế, bệnh viện huyện mà vẫn chưa được giải quyết. Hiện chúng tôi đang vướng mắc số tiền 3.450.000 đồng để có giấy phép của Sở Y tế mới được hoạt động.

Bệnh viện Đa khoa huyện Quảng Xương là đơn vị kí hợp đồng khám chữa bệnh BHYT trực tiếp với các trạm y tế xã. Bác sĩ chuyên khoa 1, Giám đốc Nguyễn Văn Nhiên cho rằng: Từ năm 1915 trở về trước có một số trạm y tế xã chưa có bác sĩ thì không được kí hợp đồng trực tiếp khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đến năm 2016, khi Sở Y tế thẩm định và với các điều kiện theo Luật BHYT sửa đổi các trạm y tế của huyện đều được kí hợp đồng khám chữa bệnh tại bệnh viện. Đầu năm 2016 Sở Y tế làm các thủ tục thẩm định cho các xã và gửi danh sách cho cơ quan Bảo hiểm Xã hội tỉnh chuyển ra Bảo hiểm Xã hội Việt Nam để có mã kết nỗi dữ liệu khám BHYT nhưng cho đến thời điểm này vẫn còn 9 xã: Quảng Chính, Quảng Khê, Quảng Hải, Quảng Định, Quảng Bình, Quảng Hợp, Quảng Giao, Quảng Hòa, Quảng Định. Khi phát hiện ra, chúng tôi đã có tờ trình đề nghị lên Sở Y tế, cơ quan BHXH tỉnh bổ sung cho các xã trên sớm có mã triển khai khám chữa bệnh song đến nay vẫn chưa được hồi âm.

Liên quan đến việc quản lý các trạm y tế xã, bác sĩ chuyên khoa 1, phó giám đốc Trần Minh Đức cho biết: Theo Thông tư số 41 “Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”, Trung tâm huyện làm văn bản gửi các trạm y tế xã, thị trấn tham mưu báo cáo UBND xã hỗ trợ lệ phí cấp phép đồng thời hoàn thiện hồ sơ thủ tục của trạm y tế gửi về trung tâm để gửi về Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn, các trạm y tế cũng tương tự.

BS chuyên khoa II, Giám đốc Trung tâm Y tế thị xã Bỉm Sơn Trịnh Xuân Hiệp chia sẻ: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực HĐND thị xã về việc trả lời và giải quyết kiến nghị của cử tri trong việc thanh toán KCB ban đầu tại các trạm y tế, Trung tâm Y tế thị xã đã báo cáo với Sở Y tế và đề nghị với cơ quan BHXH Bỉm Sơn ký hợp đồng KCB ban đầu tại trạm y tế giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế gần nhất, giảm chi phí đi lại, chờ đợi, đồng thời giảm tải cho bệnh viện tuyến trên. Trung tâm cũng đã hoàn tất các thủ tục cần thiết như: Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện KCB cho 8 trạm y tế, chứng chỉ hành nghề cho cán bộ y tế, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, đào tạo nguồn nhân lực và các trạm y tế đều đạt chuẩn giai đoạn đến năm 2020. Song, cơ quan BHXH Bỉm Sơn trả lời còn thiếu quyết định thành lập trạm y tế nên không đủ điều kiện ký hợp đồng KCB BHYT cho các trạm (đây là điều khó cho các trạm bị thất lạc giấy tờ vì đã thành lập từ lâu)...

Trả lời các vấn đề trên, ông Lê Đình Đào - Trưởng phòng Giám định BHYT tỉnh khẳng định: Sở Y tế là cơ quan ban hành văn bản, BHXH là đơn vị thực thi chính sách, thực hiện theo pháp luật. Các trạm y tế là do bệnh viện huyện trực tiếp kí hợp đồng, chi trả BHYT. Năm 2017 sau khi có thông báo của Sở Y tế phát sinh 20 trạm mới có đủ điều kiện kí hợp đồng nhưng tại thời điểm kí không cung cấp được giấy phép hoạt động của trạm y tế, chứng chỉ hành nghề, quyết định thành lập trạm nên BHXH tỉnh không thể đề nghị với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cấp mã cơ sở khám chữa bệnh cho những đơn vị này nên không thanh toán được chi phí khám chữa bệnh BHYT. Như vậy trách nhiệm chính thuộc về Sở Y tế...

Để tháo gỡ vấn đề này, Sở Y tế đã có Công văn số 2096 ngày 26/9/2017 về việc KCB BHYT ban đầu tại trạm y tế xã gửi BHXH tỉnh. BHXH tỉnh đã lập hồ sơ gửi BHXH Việt Nam cấp mã cơ sở khám chữa bệnh cho các trạm y tế trên. Đã đến lúc, ngành Y tế cần sớm nghiên cứu bỏ giấy phép con theo Thông tư 41 hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thực tế bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng... khi đào tạo đều phải qua quá trình học tập và được thực tế tại các bệnh viện. Đến lúc công tác tại các cơ sở y tế thì phải xin được cấp giấy chứng chỉ hành nghề? Mỗi trạm y tế muốn được hoạt động lại phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện. Đây là điều vướng mắc hiện nay mà nhiều kì họp HĐND huyện, thị xã, thành phố; xã, phường người dân kiến nghị giải quyết.

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]