Tại sao được nói dối vào ngày Cá tháng Tư?
Cứ đến ngày Cá tháng Tư (1/4), người ta lại trêu chọc nhau bằng những trò đùa và lời nói dối; tại sao chúng ta có thể nói dối vào ngày này mà không bị chỉ trích?
Ngày 1/4 hàng năm được biết là ngày Cá tháng Tư hay ngày nói dối, một dịp đặc biệt để mọi người cùng tham gia vào những trò đùa hài hước và chơi khăm lẫn nhau. Khởi nguồn từ Pháp, ngày lễ này đã lan rộng ra khắp thế giới và có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo từng quốc gia.
Dù rất hào hứng tham gia các trò đùa trong ngày 1/4, rất nhiều người vẫn chưa biết vì sao ngày này lại được gọi là Cá tháng Tư và vì sao chúng ta được phép nói dối mà không bị chê trách.
Vua Charles IX của Pháp. (Ảnh: Wikipedia)
Vì sao được nói dối vào ngày Cá tháng Tư?
Ngày Cá tháng Tư khởi nguồn từ nước Pháp, tuy nhiên vẫn là nguồn gốc của ngày này vẫn là một điều bí ẩn với nhiều giả thuyết. Một trong những cách giải thích phổ biến nhất liên quan đến việc đổi lịch đón năm mới ở Pháp trong thế kỷ XVI.
Trước khi diễn ra sự thay đổi lịch vào năm 1582 dưới sự chỉ đạo của Hoàng đế Charles IX, người dân Pháp thường đón năm mới vào ngày 1/4. Khi ngày đầu năm mới được chuyển sang ngày 1/1, việc truyền tải thông tin thời đó còn chậm chạp khiến nhiều người không kịp cập nhật và vẫn duy trì phong tục cũ.
Một số người do không biết hoặc do vẫn giữ thói quen cũ, tiếp tục đón năm mới vào ngày 1/4 và trở thành đối tượng bị chế nhạo bởi những người khác. Chính sự châm biếm này đã góp phần tạo ra ngày nói dối, nơi mọi người thoải mái chơi khăm và trêu chọc nhau, nói những lời không khớp với sự thật mà không bị coi là xấu hay dở hơi.
Thời gian trôi qua, truyền thống này bắt đầu lan rộng khắp nước Pháp, rồi sang Anh và Scotland. Để rồi, nó theo chân những người định cư lan đến các thuộc địa Bắc Mỹ, và từ đó ngày Cá tháng Tư trở nên phổ biến trên khắp thế giới, được nhiều quốc gia đón nhận.
Ngoài ra, một giả thuyết khác về nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư liên quan đến khái niệm “poisson d’avril” - nghĩa là “Cá tháng Tư”. Khái niệm này được cho là lần đầu tiên đề cập bởi nhà thơ d’Amerval, dựa trên tháng Tư là thời kỳ của cung Song Ngư, thời điểm cá dễ bị đánh bắt vì đi đơn lẻ. Điều này dẫn đến việc cái tên “Cá tháng Tư” mang ý nghĩa châm biếm về sự khờ khạo, dễ bị lừa gạt.
Ngày nay, ngày Cá tháng Tư là dịp để mỗi người thỏa sức trêu chọc người khác bằng những lời nói dối vô hại, miễn là không gây tổn thương hay ảnh hưởng xấu đến ai. Chính sự hài hước và niềm vui mà ngày này mang lại đã khiến nó trở thành một ngày lễ đặc biệt được đón nhận cả ở các nước như Ba Lan, Scotland, và Iran. Chủ nhân của những lời bịa đặt trong ngày này cũng không phải lo lắng về việc bị trách móc, bởi lẽ tất cả đều được khoác lên tấm áo của sự hài hước và giải trí.
Ngày Cá tháng Tư đã lan rộng ra khắp thế giới. (Ảnh: Getty Images)
Những tên gọi khác nhau của ngày Cá tháng Tư
Tại Pháp, ngày Cá tháng Tư được gọi là “Poisson d'Avril” (Cá tháng tư). Trẻ con Pháp thường tham gia vào truyền thống cắt giấy thành hình cá và bí mật dán chúng lên lưng bạn bè mà không bị phát hiện. Khi nạn nhân phát hiện ra, tiếng hô vang “Poisson d’Avril!” sẽ làm cho không khí thêm phần vui nhộn và hài hước.
Ở Anh, ngày này được gọi là April Fool, là dịp để mọi người thử thách sự nhanh nhẹn và óc hài hước của mình thông qua những trò đùa khéo léo. Trẻ em và cả người lớn đều có thể tham gia vào các trò đùa hóm hỉnh này.
Tại Scotland, ngày 1/4 được biết đến với tên gọi “April Gowks,” một thành ngữ dựa vào tên của loài chim cúc cu. Tên gọi này cũng là ám chỉ việc lén dán một con cá bằng giấy vào lưng “nạn nhân” mà không để họ phát giác.
Không chỉ có các nước phương Tây, một số quốc gia không thuộc phương Tây cũng có những ngày lễ tương tự. Tại Iran, ngày Sizdah Bedar diễn ra đồng thời với ngày 1/4, mọi người thường tạo ra không khí vui tươi bằng cách trêu đùa, chọc ghẹo nhau.
Theo VOV
{name} - {time}
-
2025-04-02 15:25:00
Lễ kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước sẽ diễn ra từ 6h30 ngày 30/4 tại TP Hồ Chí Minh
-
2025-04-02 09:54:00
Độc đáo những sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam trong tháng 4
-
2025-04-01 08:52:00
“Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” - phim về những con người đất thép thành đồng
Hội nghị Nhà báo Thế giới ở Hàn Quốc: Báo chí trong thời đại trí tuệ nhân tạo
Dự kiến 13.000 người tham gia diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Ngày tết Thanh minh...
“Han gỉ” và “han rỉ”
Bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc
Tranh của họa sỹ Việt được bán với giá hơn 2 triệu USD, dẫn đầu phiên đấu giá ở Hong Kong
Lễ hội Văn hóa tại Osaka: Tái hiện lễ Giỗ Tổ và xếp hình bản đồ Việt Nam
Vĩnh biệt Cha Ralph của "Tiếng chim hót trong bụi mận gai”
Gạch nối quá khứ và hiện tại trên Bà Nà Hills