(vhds.baothanhhoa.vn) - Sáng ngày 13/9, tại huyện Quan Hóa, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị triển khai chủ trương, giải pháp và các cơ chế, chính sách nhằm nhanh chóng khôi phục phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân vùng lũ lụt trên địa bàn tỉnh.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tập trung khắc phục hậu quả thiên tai

Sáng ngày 13/9, tại huyện Quan Hóa, Thường trực Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị triển khai chủ trương, giải pháp và các cơ chế, chính sách nhằm nhanh chóng khôi phục phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân vùng lũ lụt trên địa bàn tỉnh.

Dự hội nghị có các đồng chí: Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Đỗ Trọng Hưng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Đình Xứng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; lãnh đạo các huyện bị thiệt hại do đợt lũ lụt cuối tháng 8 gây ra.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Theo tổng hợp của UBD tỉnh, đợt mưa lũ từ ngày 28 đến ngày 31/8/2018 đã gây thiệt hại nặng nề tại nhiều huyện ước tính khoảng 1.881 tỷ đồng. Trong đó, nặng nhất là các huyện: Mường Lát, Quan Hóa, Cẩm Thủy. Mưa lũ đã làm 10 người chết, 2 người mất tích và 2 người bị thương; hơn 13 nghìn ngôi nhà bị ngập trong nước, 800 ngôi nhà bị đổ sập, bị cuốn trôi hoặc hư hỏng nặng, 247 nhà bị thiệt hại hoàn toàn, 43 điểm trường bị ảnh hưởng và gần 100 phòng học, phòng chức năng bị thiệt hại...

Ngay trong và sau lũ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, ngành đã khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả. Công tác cứu trợ nhân dân vùng bị ngập lụt và cô lập được tiến hành kịp thời; việc khắc phục sự cố sạt lở, thông tuyến giao thông trên các tuyến đường được triển khai tích cực. Các địa phương cũng đã nỗ lực khắc phục hư hỏng tại các điểm trường để tổ chức lễ khai giảng năm học mới đúng kế hoạch.

Ngoài những hỗ trợ kịp thời ban đầu, cấp tỉnh và cấp huyện cũng đã có các cơ chế, chính sách hỗ trợ để nhân dân vùng lũ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, sửa chữa, khắc phục các công trình hạ tầng. Trong đó, Thanh Hóa hỗ trợ mỗi gia đình có người bị chết do lũ lụt 10 triệu động, huyện hỗ trợ 5,4 triệu đồng; gia đình có người mất tích được tỉnh hỗ trợ 5 triệu đồng, huyện hỗ trợ 5,4 triệu đồng; người bị thương được tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng, huyện hỗ trợ 2,7 triệu đồng. Hỗ trợ về nhà ở, đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng hoàn toàn được hỗ trợ 75 triệu đồng/nhà; hộ có nhà phải di dời khẩn cấp 45 triệu đồng/nhà; nhà bị hư hỏng nặng hỗ trợ chi phí sửa chữa với mức 15 triệu đồng/ nhà….

Thảo luận tại hội nghị, lãnh đạo các huyện, sở, ngành báo cáo làm rõ thêm những thiệt hại và đề xuất kiến nghị giải pháp nhằm nhanh chóng khắc phục hậu quả lũ lụt, ổn định đời sống nhân dân và khôi phục sản xuất. Bên cạnh đó, các huyện cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành ứng phó trong và sau lũ, nhất là kinh nghiệm tổ chức phương án di dân, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Một số đại biểu đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan nghiên cứu đầu tư lắp đặt các hệ thống cảnh báo lũ ở những địa bàn trọng điểm, nhằm ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại.

Phát biểu kết luận hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến đã thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh ủy gửi lời chia buồn sâu sắc với các gia đình có người chết, mất tích và chia sẻ với người dân chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ tại các huyện, nhất là Mường Lát và Quan Hóa. Đồng thời biểu dương các cấp, ngành, các lực lượng vũ trang đã chủ động, tích cực ứng phó, khắc phục hậu quả trước, trong và sau lũ, góp phần giảm mức độ thiệt hại do lũ lụt gây ra.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến nhấn mạnh: Khắc phục hậu quả lũ lụt là nhiệm vụ cấp bách và trọng tâm. Do vậy, cần tiếp tục tập trung cao nhất để nhanh chóng sớm ổn định đời nhân dân. Trong đó, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ nhân dân làm lại nhà ở, sửa chữa trường học, phấn đấu trước Tết Nguyên Đán tất cả các hộ dân có nhà bị sập, đổ được ở nhà mới, học sinh sẽ có trường mới.

Để thực hiện được mục tiêu này, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu các địa phương phải tính toán phương án sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả nhất, triển khai thực hiện nhanh nhất, đạt chất lượng tốt nhất. Các huyện, xã phải có trách nhiệm bố trí đủ diện tích đất để làm nhà, nghiên cứu kỹ bản đồ lũ ống lũ quét để đảm bảo an toàn, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch và đầu tư hạ tầng; các khu vực bị sạt trượt, nguycơ mất an toàn cho nhân dân thì phải xây dựng phương án di dời sớm.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến yêu cầu Sở GT-VT chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các đơn vị liên quan, huy động tối đa lực lượng, phương tiện và các điều kiện cần thiết đẩy nhanh tiến độ thi công nhanh chóng hoàn trả lại hiện trạng các tuyến đường. Đối với các tuyến tỉnh lộ, đến ngày 20/9 phải thông tuyến kỹ thuật; đường huyện phải thông tuyến trước ngày 25/9. Đối với các tuyến đường xã, đường nội bộ trong địa bàn dân cư, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, của huyện, phải huy động lực lượng nhân dân tham gia khắc phục, sửa chữa để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương và phục vụ sản xuất.

Đồng chí Trịnh Văn Chiến đề nghị Ủy ban MTTQ các cấp tiếp tục kêu gọi, vận động cộng đồng dân cư và các nhà tài trợ, nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh chung tay giúp đỡ, hỗ trợ đồng bào vùng lũ.

Bí thư Tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến cũng yêu cầu UBND tỉnh và Thường trực Huyện ủy các huyện vùng lũ phải thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo, để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều hành được thông suốt, các nhiệm vụ được thực hiện nhanh nhất, đạt kết quả cao nhất...

Xuân Cường


Xuân Cường

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]