(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Như chúng ta đã biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ VH,TT&DL tổ chức hội thảo về bóng đá toàn quốc. Theo gợi ý của Phó Thủ tướng, hội thảo nên ‘mở rộng’ để ‘lắng nghe tất cả ý kiến của những người có chuyên môn, tâm huyết đối với bóng đá nước nhà’.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Trước thềm Hội thảo Bóng đá toàn quốc mở rộng: Trông đợi một cuộc ‘cách mạng’ cho cả làng bóng

(VH&ĐS) Như chúng ta đã biết, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ VH,TT&DL tổ chức hội thảo về bóng đá toàn quốc. Theo gợi ý của Phó Thủ tướng, hội thảo nên ‘mở rộng’ để ‘lắng nghe tất cả ý kiến của những người có chuyên môn, tâm huyết đối với bóng đá nước nhà’.

Trước hết, ở góc độ hội thảo, cách đây 3 năm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao - Trần Đức Phấn từng dự kiến sẽ tổ chức một “Hội nghị Diên Hồng” về Bóng đá nước nhà. Khách mời là đại diện các CLB bóng đá chuyên nghiệp thi đấu ở V-League, hạng Nhất. Ngoài ra, còn có sự hiện diện của các chuyên gia bóng đá, huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, các nhà khoa học... để những người làm công tác quản lý lắng nghe những đóng góp, phản biện đa chiều từ khách mời; từ đó tìm ra con đường giải cứu làng bóng nước nhà đang trong cơn khủng hoảng. Vậy nhưng, ý tưởng ấy cuối cùng cũng chỉ là... ý tưởng. Một trong rất nhiều nhân vật thiết tha trông đợi được cất tiếng nói tại “nghị trường” là cựu Còi vàng Dương Mạnh Hùng, đã sẵn sàng “tham luận” với một cặp tài liệu kèm theo đành ngậm ngùi “lỡ hẹn”, không biết bao giờ mới có cơ hội đăng đàn.

Có thể nói chủ trương tổ chức một Hội thảo như vậy là vô cùng đúng đắn, cần thiết, nhất trong bối cảnh làng bóng nước nhà (cả ở cấp độ đội tuyển lẫn CLB) nhìn đâu cũng thấy bất cập. Đáng nói hơn, Hội nghị tổ chức theo hướng “mở” (không phải họp nội bộ của một vài “quan chức” ngành thể thao), rộng cửa với những ai tâm huyết và có chuyên môn, tức thể hiện sự cầu thị cần thiết.

Tuy nhiên, thực tế là trong xã hội hiện tại, dư luận đã chứng kiến không ít câu chuyện kiểu “trên bảo dưới không nghe”, “phép vua thua lệ làng”, thậm chí cấp dưới còn vin vào hết nguyên nhân này đến lý do khác để ngụy biện cho sự thiếu nghiêm túc và trách nhiệm của mình khi thực hiện yêu cầu từ cấp trên.

Bởi vậy, đằng sau sự rộn ràng, hân hoan của người hâm mộ là những băn khoăn: Liệu sau Hội thảo, những chuyển biến đối với môn bóng đá (nếu có) sẽ nhanh chóng được áp dụng vào thực tế hay đó chỉ là một cuộc “cách mạng trên bàn giấy”, “xong xuôi tất cả lại về”?

Đừng quên là đã nhiều kỳ Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), trong Nghị quyết không hề thiếu câu chữ, điều khoản nói về tương lai, hướng phát triển của làng cầu quốc nội nhưng rồi vì lý do này hay lý do khác, tất cả đều “ngủ quên” trong các ngăn kéo, mặc cho gián và mối... phê phán. Tương tự như vậy, vào dịp Tổng kết V.League dăm ba mùa giải gần đây, năm nào cũng có ông bầu hoặc ông chủ CLB “nã pháo” vào những yếu kém trong khâu điều hành, tổ chức các giải chuyên nghiệp. Và thực tế là không phải không có người đủ tâm, đủ tầm đưa ra những đóng góp rất giá trị, có thể điều chỉnh chiến lược phát triển của cả nền bóng đá nhưng VFF hoặc không muốn nghe, hoặc không dám thực hiện nên nhiều cơ hội làm “cách mạng” cứ đến rồi trôi qua trong lặng lẽ, tiếc nuối.

Điều khiến các chuyên gia, người hâm mộ cả nước háo hức, chờ đợi là họ hy vọng những hội nghị tổ chức theo kiểu “nghe rồi để đấy” chỉ diễn ra ở cấp CLB, địa phương hay trụ sở VFF..., còn Hội thảo lần này sẽ được tiến hành mang tầm vóc quốc gia và những vấn đề được bàn thảo cũng mang tính “cách mạng”, có thể đem lại luồng sinh khí mới cho thể thao nói chung, bóng đá Việt Nam nói riêng.

Mà ai lại không trông mong một cuộc cách mạng toàn diện sẽ sớm đến với bóng đá nước nhà sau khi thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng thua “tan nát” tại SEA Games 29?

Thanh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]