(vhds.baothanhhoa.vn) - Mỗi độ tết đến xuân về, du khách trong và ngoài tỉnh lại náo nức đổ về miền đất thiêng Ngàn Nưa - nơi có quần thể di tích núi Nưa, đền Nưa - Am Tiên (thuộc địa phận thị trấn Nưa, Triệu Sơn) để dâng hương, vãn cảnh.

Theo dòng người du xuân trên đất thiêng Ngàn Nưa

Mỗi độ tết đến xuân về, du khách trong và ngoài tỉnh lại náo nức đổ về miền đất thiêng Ngàn Nưa - nơi có quần thể di tích núi Nưa, đền Nưa - Am Tiên (thuộc địa phận thị trấn Nưa, Triệu Sơn) để dâng hương, vãn cảnh.

Theo dòng người du xuân trên đất thiêng Ngàn Nưa

Sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều Nguyễn lưu lại những dòng miêu tả chi tiết về dãy Ngàn Nưa: "...Mạch núi từ huyện Lôi Dương đổ lại, dài suốt mấy dặm trường... Trên ngọn chót vót cao nhất có ngôi chùa cổ Am Tiên". Đây không chỉ là nơi có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ mà còn hội tụ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa - tâm linh. Đền Nưa - Am Tiên toạ lạc trên đỉnh ngàn Nưa gắn liền với cuộc khởi nghĩa Bà Triệu lẫy lừng trong lịch sử.

Theo dòng người du xuân trên đất thiêng Ngàn Nưa

Ngày 9 tháng Giêng hằng năm là ngày mở cổng trời. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu năm mới Ất Tỵ, đền Nưa - Am Tiên đã thu hút đông đảo du khách đến du xuân. Ngay gần cổng vào, du khách thích thú trải nghiệm cảm giác được gõ chuông đồng. Tiếng chuông ngân lên trong phảng phất mùi khói hương khiến du khách càng cảm nhận rõ khí thiêng nơi đây.

Theo dòng người du xuân trên đất thiêng Ngàn Nưa

Cách khu vực cổng vào không xa có con đường dẫn xuống lầu cô và giếng nước cổ quanh năm không bao giờ cạn nước, thường được gọi là giếng tiên. Du khách thường đến đây xin nước với ý niệm mang chút lộc thiêng của đền theo về.

Theo dòng người du xuân trên đất thiêng Ngàn Nưa

Tại khu vực huyệt đạo, đông đảo người dân đặt lễ, dâng hương, gửi gắm những mong cầu, ước nguyện cho một năm dồi dào sức khỏe, may mắn, mọi sự hanh thông thuận lợi, phát lộc phát tài... Ngoài chiêm ngắm những chiếc chuông đồng, trống đồng..., du khách khi tới đây còn rất mong được đặt tay hoặc xoa tờ tiền lên khối hình tròn màu đen bằng đá để “xin vía”, chạm vào linh khí đất trời để cầu may.

Theo dòng người du xuân trên đất thiêng Ngàn Nưa

Ở khu vực phía ngoài huyệt đạo, du khách chậm rãi bước đi trên con đường thiền hành với quan niệm đi càng nhiều vòng thì càng thể hiện sự thành tâm.

Hoàng Linh


Hoàng Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]