Thờ ơ với gác chắn tàu hỏa
Nhà ngay cạnh đường ray tàu hỏa, gia đình tôi đã quen với cảnh nhà rung bần bật, tiếng ồn ầm ầm mỗi khi tàu lửa chạy qua. Bất kể sáng hay tối, trưa nắng hay đêm lạnh, cứ mỗi 30 đến 45 phút, khi thưa thì 60 phút, căn nhà lại phải “gồng mình” lên trước độ rung khi tàu chạy qua.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Không khác với mọi người, việc đi thật nhanh để lách qua rào chắn đã trở thành cơm bữa, thi thoảng muộn làm, tôi lại ghé tai chú gác tàu, mở “lối phụ” cho tôi đi qua chút. Ngày nào chú vui, chú chỉ “lườm yêu” tôi một cái. Không như nhiều lần tôi thấy chú phải hét lên, khi rào chắn đã hạ kéo gần hết đường mà nhiều người vẫn cố tình đi qua.
Tuyến đường sắt Bắc - Nam đi qua thành phố mình có nhiều đường ngang, lối mở dân sinh. Ai cũng muốn nhanh một chút, tranh thủ một chút, nên những lối mở dân sinh này mới trở thành “điểm đen” tai nạn. Những đoạn mở nơi thưa người, không có người gác, chỉ có chuông và đèn báo hiệu nháy đỏ, thì không chỉ xe máy mà cả ô tô nhỏ, ô tô lớn đều thi nhau vượt qua.
Nghe thời sự kể chuyện, Tết Quý Mão 2023 tai nạn đường sắt tăng hơn năm ngoái nhiều, mà tăng cả 3 tiêu chí: số vụ, số người bị thương, số người chết. Trong 8 vụ tai nạn mà đã có 4 vụ tại lối đi mở. Lối đi mở đã nhiều nguy hiểm, rõ ràng mở quán cà phê, quán nước, bàn hàng rong ở đường tàu càng nguy hiểm hơn, nhưng vì nhiều lý do nó vẫn tồn tại.
Hoàng Sơn
{name} - {time}
-
36 phút trước
Sông Mã - Hàm Rồng: “Máu và hoa” (Bài 2): Những ngày khói lửa...
-
1 giờ trước
Sông Mã - Hàm Rồng: “Máu và hoa” (Bài 3): Mảnh đất “Nở hoa”
-
04:03 03/02/2023
Ước mơ của mẹ
Khi lời động viên được đặt đúng chỗ
Trách nhiệm trồng rừng và ý thức giữ rừng
Các cấp Hội LHPN trong tỉnh hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Quý Mão
[Inforgraphics] Phòng chống bệnh tiểu đường
Ngư dân xã Ngư Lộc nhộp nhịp vươn khơi
Xuân trên cánh đồng quê
Xuân về trong những khu tái định cư
Nghĩa tình vùng biên...
Xuân đảo xa...