(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) 100 năm trước (7/11/1917), Lê nin và Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Mười, lập nên nhà nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầu tiên trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử chống áp bức bóc lột và giải phóng nhân dân lao động, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với công cuộc cách mạng Việt Nam

(VH&ĐS) 100 năm trước (7/11/1917), Lê nin và Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích Nga đã lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động Nga tiến hành thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Mười, lập nên nhà nước Xã hội chủ nghĩa (XHCN) đầu tiên trên thế giới. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã đưa CNXH từ lý luận trở thành hiện thực, đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử chống áp bức bóc lột và giải phóng nhân dân lao động, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên quá độ từ chủ nghĩa tư bản (CNTB) lên CNXH.

Lãnh tụ V.I.Lê nin đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Mười Nga.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã có sức lan tỏa ảnh hưởng sâu rộng đến các nướcthuộc địa, làm thức tỉnh và tiếp thêm sức mạnh cho họ trong cuộc đấu tranh vì nền độc lập dân tộc. Tạo ra bước ngoặt trong quan hệ kinh tế và chính trị, xã hội, đồng thời là cuộc cách mạng trong thế giới quan của giai cấp công nhân, chứng minh trong tính hiện thực, đúng đắn của học thuyết Mác - Lê nin.

Cách mạng Tháng Mười Nga còn chỉ ra những quy luật cách mạng và nêu lên những bài học kinh nghiệm vô giá cho phong trào Cộng sản quốc tế về chiến lược và sách lược cách mạng. Trước hết, đó là việc xác lập quyền lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân trong cách mạng XHCN. Trên cơ sở củng cố khối liên minh công nông vững chắc, nhà nước XHCN nhất thiết phải chú trọng 2 nhiệm vụ có ý nghĩa sinh tử là bảo vệ và xây dựng chế độ mới về mọi mặt.

Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi trong lúc nước ta con đắm chìm trong đêm dài nô lệ của chủ nghĩa thực dân và phong kiến. Chính trong hoàn cảnh ấy, trên hành trình đi tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc của chúng ta đã tiếp cận được tư tưởng giải phóng của Cách mạng Tháng Mười. Bác đã đến với chủ nghĩa Mác - Lê nin và tìm ra con đường cứu dân, cứu nước là: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Người, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3/2/1930, thực sự trở thành sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lê nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Sự nghiệp giải phóng dân tộc ở nước ta cũng từ đó gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và con đường đi lên CNXH. Cách mạng Việt Nam hòa vào dòng thác tiến bộ của lịch sử, trở thành một bộ phận cấu thành hữu cơ mật thiết của trào lưu cách mạng thế giới.

Được tôi luyện trong đấu tranh cách mạng và thấm nhuần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta trưởng thành nhanh chóng, trở thành một đảng Mác xít - Lênin nít chân chính, đại biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Đảng luôn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH. Đây là nét bản chất nhất trong đường lối chiến lược của Đảng Cộng sản Việt Nam, là cội nguồn và nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng nước nhà.

Đã qua 87 năm, kể từ khi ra đời, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam, Đảng ta đã khơi dậy, nhân lên nguồn sức mạnh của cả toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại, đưa đến những chiến công hiển hách: Giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước đi lên CNXH. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH, sự nghiệp đổi mới đất nước sau hơn 30 năm tiến hành đã thu được những thành tựu rất quan trọng, tạo ra những thay đổi tích cực về vật chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế. Tất cả điều đó là những bằng chứng xác đáng khẳng định sự lựa chọn đúng đắn của Đảng ta và Bác Hồ về con đường và mục tiêu CNXH, là sự thấm nhuần sâu sắc và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng mang ý nghĩa phương pháp luận rất quan trọng được vạch ra từ Cách mạng Tháng Mười. Quan niệm của Đảng ta về CNXH thể hiện sự vận dụng nhuần nhuyễn những nguyên lý phổ biến của học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện nước ta và sự kế thừa sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh.

Kết quả của nhân dân ta trên con đường đi lên CNXH là xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, đóng góp phần quan trọng vào kho tàng lý luận về CNXH của phong trào Cộng sản quốc tế trong những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới.

Điều quyết định quan trọng để phát huy những thành quả to lớn đã đạt được và tiếp tục phát triển tiến lên là tất cả mọi cán bộ, đảng viên chúng ta phải luôn học tập, thấm nhuần những chỉ dẫn của Lê nin và Bác Hồ, trong đó có lời dặn vô cùng quan trọng, đó là: những tệ quan liêu, xa dân, mất dân chủ, tham nhũng, hối lộ, chủ nghĩa cơ hội, thói dối trá và lối sống xa hoa là nguyên nhân làm tiêu vong sự nghiệp của những người làm cách mạng. Phải có chương trình, kế hoạch để thường xuyên, nghiêm túc thực hiện tinh thần, nội dung Nghị quyết TW 4 khóa XII về: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Văn Như Tước



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]