(vhds.baothanhhoa.vn) - Trên địa bàn hai xã Minh Tân và Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Lộc) hiện có khoảng hơn 100 cơ sở sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ hoạt động. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, vấn đề môi trường nơi đây đang để lại nhiều hệ lụy, cần có những giải pháp chấn chỉnh.

Bất cập môi trường tại cụm làng nghề chế tác, sản xuất đá Minh Tân

Trên địa bàn hai xã Minh Tân và Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Lộc) hiện có khoảng hơn 100 cơ sở sản xuất, chế tác đá mỹ nghệ hoạt động. Bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, vấn đề môi trường nơi đây đang để lại nhiều hệ lụy, cần có những giải pháp chấn chỉnh.

Bất cập môi trường tại cụm làng nghề chế tác, sản xuất đá Minh Tân

Nước thải, đá thải đổ tràn lan ra môi trường

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện tại khu làng nghề chế tác đá xã Minh Tân có gần 100 cơ sở đã được quy hoạch vào cụm làng nghề; 30 cơ sở còn lại hình thành mới tại xã lân cận Vĩnh Thịnh và một số cơ sở hoạt động rải rác dọc tuyến QL 217.

Không chỉ là cụm làng nghề chế tác đá với những hoạt động rầm rộ của hàng trăm xưởng sản xuất, mà cận kề với cụm làng nghề này, nhiều mỏ đá cũng được cấp phép hoạt động. Trong quá trình khai thác, vận chuyển vật liệu, cũng như chế tác sản phẩm từ các xưởng sản xuất đã khiến cho nhiều tuyến đường giao thông nông thôn phải oằn mình chống chịu. Đường hư hỏng đã đành, vấn đề bụi bặm, môi trường lại càng trở nên bức thiết.

Anh Trịnh Huy T (người dân xã Minh Tân) lo lắng: “Cần có giải pháp tách bạch những hoạt động từ khu cụm công nghiệp ra khỏi những tuyến đường dân sinh. Nhiều hôm, chứng kiến cảnh người dân, học sinh phải nép mình cho những xe chở đá, chở hàng qua lại mà rùng mình!”

Bất cập môi trường tại cụm làng nghề chế tác, sản xuất đá Minh Tân

Nhiều cơ sở sản xuất, chế tác đá đang “tự bơi” với vấn đề xử lý môi trường

thực mục sở thị cụm làng nghề sản xuất, chế tác đá này, điều chúng tôi không khỏi bất ngờ đó là vấn đề môi trường gần như ít được chủ xưởng quan tâm. Nước thải từ các hoạt động xẻ, mài đá… được đổ thải tràn lan mà chưa được thu gom tập trung.

Để có nơi lắng lọc, nhiều cơ sở đã “tự bơi” bằng cách đầu tư cải tạo đất thành những ô, ao nhỏ chứa nước thải, nham nhở và tiềm ẩn mất an toàn. Một công nhân tại đây cho biết, nước thải sau khi lắng lọc, bột đá sẽ được múc lên bán lại cho người dân đổ móng nhà. Đó là giải pháp chung, gần như của tất cả các cơ sở sản xuất, chế tác đá nơi đây.

Theo tìm hiểu được biết, ngoài các xưởng sản xuất, chế tác đá từ xã Minh Tân, thì xã Vĩnh Thịnh cũng đang tồn tại khoảng gần 30 cơ sở nằm dọc tuyến QL217. Việc hoạt động tự phát, không nằm trong quy hoạch cụm làng nghề đang để lại nhiều bất cập về môi trường, mỹ quan.

Bất cập môi trường tại cụm làng nghề chế tác, sản xuất đá Minh Tân

Nhiều cơ sở sản xuất nằm dọc QL 217 cần sớm được quy hoạch

Để giải quyết vấn đề môi trường, hiện xã Minh Tân đã thành lập tổ chuyên dụng tưới, phun sương tại các tuyến đường trong khu làng nghề, khu dân cư cận kề. Tuy nhiên, đó là giải pháp tình thế, về lâu dài, mới đây UBND huyện Vĩnh Lộc đã có tờ trình số 152 gửi UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí hỗ trợ đầu tư Dự án Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, nâng cấp đường giao thông nông thôn và các hạng mục cụm làng nghề.

Trước đó, ngày 21-11-2018 UBND tỉnh Thanh Hóa đã có Quyết định số 4625/QĐ-UBND thành lập cụm công nghiệp Vĩnh Minh với tổng diện tích dự kiến quy hoạch khoảng 30,0 ha.

Xã Vĩnh Minh trước kia nay là xã Minh Tân, thuộc huyện Vĩnh Lộc.

Sơn Đình


Sơn Đình

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]