(vhds.baothanhhoa.vn) - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh trong đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Chỉ thị số 40-CT/TW - "kim chỉ nam" của tín dụng chính sách

Qua 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội đã làm thay đổi một cách sâu sắc nhận thức và hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh trong đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội.

Chỉ thị số 40-CT/TW - “kim chỉ nam” của tín dụng chính sách

Cán bộ NHCSXH Như Xuân kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chính sách tại xã Bình Lương.

Căn cứ vào các nội dung tại Chỉ thị 40-CT/TW, ngày 22-11-2014 của Ban Bí thư và Quyết định số 401/QĐ-TTg, ngày 14-3-2016 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản tổ chức triển khai thực hiện. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã đưa nội dung hoạt động tín dụng chính sách xã hội vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH); quan tâm bổ sung nguồn vốn ủy thác địa phương qua NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho NHCSXH hoạt động tốt hơn. Các cấp, ngành, hội, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố, thị xã đã cụ thể hóa và tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.

NHCSXH Thanh Hóa phối hợp với 4 tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác (Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Tỉnh đoàn) tuyên truyền tại cuộc họp giao ban của điểm giao dịch xã, sinh hoạt định kỳ của tổ tiết kiệm và vay vốn, họp chi bộ thôn, tổ dân phố, qua loa truyền thanh của địa phương... Qua đó đã nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong triển khai tín dụng chính sách xã hội. Các hộ vay vốn có ý thức, trách nhiệm hơn đối với khoản vay của mình và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ khi vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích. Tín dụng chính sách xã hội đã góp phần quan trọng thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu, nhiệm vụ về giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Chỉ thị số 40-CT/TW - “kim chỉ nam” của tín dụng chính sách

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH, nhiều hộ dân xã Ba Đình (Nga Sơn) đã đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Đến nay, nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có thêm cơ hội để tạo ra việc làm mới, ngành nghề mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần hạn chế hoạt động “tín dụng đen” và tạo sự ổn định xã hội ở nông thôn.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp hơn 1.107,5 ngàn lượt hộ được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 21.991,4 tỷ đồng để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên làm giàu ổn định cuộc sống thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững; tín dụng chính sách đã hỗ trợ người dân khu vực nông thôn xây dựng được 287,4 ngàn công trình nước sạch và 261,7 công trình vệ sinh; giúp hơn 218,9 nghìn lượt học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập, không để học sinh, sinh viên nào phải bỏ học vì khó khăn về tài chính; đã giúp 364,7 ngàn lao động được tạo việc làm, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao cuộc sống cho người lao động;…

Chỉ thị số 40-CT/TW - “kim chỉ nam” của tín dụng chính sách

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã và đang phát huy hiệu quả, giúp cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh có thêm cơ hội để tạo ra việc làm mới, ngành nghề mới, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, được các tầng lớp Nhân dân đón nhận và đồng tình ủng hộ. Tín dụng chính sách đã trở thành một trong những trụ cột tích cực, quan trọng để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội, góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, cải thiện đời sống, góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế, củng cố lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, việc phổ biến và quán triệt Chỉ thị số 40-CT/TW đến các chi bộ ở một số địa phương chưa kịp thời. Một số ít cấp ủy đảng, chính quyền xã chưa thực sự quan tâm đến hoạt động tín dụng chính sách xã hội, chưa đưa vào chương trình, kế hoạch công tác hằng năm.

Nguồn vốn ngân sách ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm tại địa phương. Diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả tín dụng chính sách và đời sống, hoạt động sản xuất của một bộ phận người dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số. Công tác phối hợp giữa các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm với hoạt động tín dụng chính sách chưa được gắn kết, dẫn đến một bộ phận người nghèo và các đối tượng sử dụng vốn vay chưa hiệu quả, chưa thoát nghèo bền vững.

Chỉ thị số 40-CT/TW - “kim chỉ nam” của tín dụng chính sách

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách, được các tầng lớp Nhân dân đón nhận và đồng tình ủng hộ.

Trong giai đoạn tới, các dự án đầu tư về nông, lâm nghiệp, công nghiệp, thương mại và du lịch hiện đang được các nhà đầu tư triển khai sẽ phát huy hiệu quả tối đa các lợi thế của địa phương. Tỉnh Thanh hóa xác định tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách là một trong những nhiệm vụ trong chương trình và kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương. Việc tổ chức huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội do NHCSXH thực hiện phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thương mại, dịch vụ, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Do vậy, cần tiếp tục chỉ đạo quán triệt, thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Khánh Phương


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]