Đưa cây riềng lên đất đồi
Cây riềng bắt đầu du nhập vào xã Công Liêm, huyện Nông Cống từ năm 2013. Ban đầu đây chỉ là loại cây được trồng ở diện tích đất vườn tạp của các hộ dân. Sau 2 năm trồng thử nghiệm, nhận thấy đây là loại cây dễ trồng, dễ tiêu thụ, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội, nên UBND xã Công Liêm, huyện Nông Cống đã vận động, khuyến khích các hộ dân mạnh dạn đưa cây riềng lên đất đồi trồng thay thế cho diện tích trồng mía, trồng sắn kém hiệu quả. Sau hơn 5 năm nỗ lực đưa cây riềng lên đất đồi, đến nay, xã Công Liêm đã hình thành được vùng trồng riềng tập trung gần 30 ha, với hơn 100 hộ dân tham gia.
Diện tích đất đồi xã Công Liêm được phủ xanh bằng cây riềng trồng tập trung.
Người dân trồng riềng cho biết: Riềng là cây dễ tính, ít sâu bệnh, lại chịu hạn tốt, phù hợp với vùng đất đồi của xã, nên sinh trưởng, phát triển tốt.
Năng suất và chất lượng của riềng tùy thuộc vào thời gian trồng. Nếu tiến hành thu hoạch sau 12 tháng kể từ khi trồng thì đạt năng suất khoảng 50 tấn/1 ha, còn 18 tháng thì năng suất lên tới 75 đến 80 tấn/ha.
Giá bán củ riềng phụ thuộc vào từng loại. Nếu riềng để cả rễ bán thì đạt từ 330 đến 520 triệu đồng/ha, lãi đạt từ 200 đến 400 triệu đồng/ha.
Nếu riềng sau khi thu hoạch được rửa sạch, cắt rễ giá cao gần gấp đôi, nên doanh thu đạt từ 500 đến 800 triệu đồng/ha, lãi tới 400 đến 600 triệu đồng/ha.
So với các cây trồng khác trên địa bàn như mía, củ từ, cây riềng đang đạt hiệu quả cao gấp 3 đến 4 lần.
Điều đáng nói hơn là, do diện tích trồng riềng của xã được trồng thành vùng tập trung nên đã và đang thu hút được nhiều thương lái trong tỉnh và các tỉnh, thành phố, như: Hải Dương, Hòa Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh... tìm đến để thu mua, thị trường tiêu thụ được bảo đảm.
Hương Thơm
{name} - {time}
- 2023-06-03 06:00:00
Góc nhìn trong tuần: Bịt lỗ hổng
- 2023-06-02 18:00:00
Bản tin 18h ngày 2-6: Trao tặng 2.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân huyện Quảng Xương
- 2021-07-21 16:18:00
NSNA Trần Đàm trao tặng các tác phẩm ảnh cho Trung tâm Triển lãm - Hội chợ - Quảng cáo Thanh Hóa
Một nông dân ủng hộ 2 tấn gạo giúp TP Hồ Chí Minh chống dịch
Tuổi trẻ Lang Chánh hướng về “Thành phố mang tên Bác”
Đề xuất 5 dự án di dời dân cư khẩn cấp khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất
Lời Bác năm xưa: “Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được”
Ngày Hội của phụ nữ các dân tộc huyện Thường Xuân
Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội
Lời Bác năm xưa: Dân ta xin nhớ chữ đồng
Lang Chánh: Vẫn nỗi lo mùa mưa lũ
Thiệu Hóa tăng cường quản lý khai thác cát sỏi trong mùa mưa bão