(vhds.baothanhhoa.vn) - Những ngày làm việc tại tỉnh Hủa Phăn, chúng tôi có dịp gặp gỡ những cựu lưu sinh viên Lào đã từng học tập tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập trở về nước, mỗi người mỗi ngành nghề khác nhau, họ đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương, đất nước Lào.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Những ngày làm việc tại tỉnh Hủa Phăn, chúng tôi có dịp gặp gỡ những cựu lưu sinh viên Lào đã từng học tập tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập trở về nước, mỗi người mỗi ngành nghề khác nhau, họ đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương, đất nước Lào.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Thể thao và cựu sinh viên Hủa Phăn học tập tại tỉnh Thanh Hóa trong buổi gặp gỡ ôn lại những kỷ niệm khó quên một thời.

Khó có thể nói hết được những tình cảm và sự đón tiếp trân trọng của các đơn vị, sở, ngành mà chúng tôi có dịp gặp gỡ, làm việc trong những ngày công tác tại tỉnh Hủa Phăn (Lào). Đặc biệt khi đến thăm, làm việc tại Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn, chúng tôi vô cùng xúc động khi căn phòng họp chật kín người bao gồm các đồng chí lãnh đạo Sở Giáo dục và Thể thao, trưởng các phòng và những cựu sinh viên tỉnh Hủa Phăn từng học tập tại tỉnh Thanh Hóa. Sự đón tiếp nồng hậu ấy khiến chúng tôi càng thêm tự hào và hiểu thêm trách nhiệm của mình trong chuyến công tác đặc biệt này.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Đồng chí Khên Thạ Nu Phút Thạ Vông Sa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn.

Làm việc với phóng viên Báo Thanh Hóa, đồng chí Khên Thạ Nu Phút Thạ Vông Sa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn chia sẻ với chúng tôi về những kết quả đạt được trong công tác giáo dục và đào tạo tỉnh Hủa Phăn trong thời gian qua cũng như những khó khăn mà giáo dục của tỉnh nhà đang gặp phải và cần có những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sự phát triển công tác giáo dục.

Theo đó, những năm qua, tỉnh Hủa Phăn luôn chú trọng đến công tác giáo dục và đào tạo. Hiện toàn tỉnh có 1.242 trường học ở bậc mầm non, tiểu học, THCS. Năm học 2021-2022, tại kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc bậc THCS với 4 môn thi Toán, Vật lý, Hóa học, Văn, tỉnh Hủa Phăn có học sinh đoạt giải Nhất môn Toán. Bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh còn gặp một số khó khăn trong công tác giáo dục do tỉnh có vị trí địa lý, địa hình hiểm trở, dốc núi cao nên việc đi lại học sinh đến trường gặp khó khăn, đặc biệt ở các bản vùng sâu, vùng xa; trong khi đó kí túc xá chưa đáp ứng được nhu cầu của các em học sinh và nhiều gia đình nghèo nên không có điều kiện cho các em đi học, số lượng học sinh bỏ học vẫn còn nhiều. Hiện nay, Hủa Phăn vẫn còn thiếu nhiều giáo viên thuộc diện biên chế, ở các trường học đều phải có giáo viên tình nguyện giảng dạy, họ chưa được trả lương. Nếu không có đội ngũ giáo viên này thì nhiều trường không thể duy trì ổn định việc dạy và học. Bên cạnh đó cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường học còn thiếu nhiều…

Khắc phục những khó khăn, tỉnh Hủa Phăn đề ra những giải pháp trong công tác giáo dục và đào tạo như mở rộng các trường học, hiện nay mới chỉ có 713/720 bản có trường học; tập huấn cho người quản lý các trường học có trách nhiệm cao hơn nữa để nâng cao chất lượng giáo dục; tăng cường công tác trao đổi kinh nghiệm về đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh Hủa Phăn với các tỉnh trong nước và nước ngoài.

Tháng 6-2022, Sở Giáo dục và Thể thao Hủa Phăn đã đón và làm việc với Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa và cũng trong tháng 6-2022, Sở Giáo dục và Thể thao Hủa Phăn đã sang làm việc với Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về công tác đào tạo nguồn nhân lực. Tỉnh Hủa Phăn hiện có 146 học sinh, sinh viên đang học tập tại tỉnh Thanh Hóa; cùng với đó tỉnh Thanh Hóa đã đào tạo lý luận chính trị cho cán bộ tỉnh Hủa Phăn.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Anh Bun Tha Vi Ki Săn Phông, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn là cựu sinh viên tại Thanh Hóa.

Tại buổi làm việc với Phóng viên Báo Thanh Hóa, đồng chí Khên Thạ Nu Phút Thạ Vông Sa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của lưu sinh viên Lào, tầm quan trọng trong hợp tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần không ngừng tăng cường, vun đắp mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước. Đồng thời, những cựu lưu sinh viên Lào từng học tập tại Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của quê hương, đất nước Lào.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Anh Kai Pa Sinh Khăm Phắt từng học tại Trường Đại học Hồng Đức, hiện đang làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn.

Tại buổi gặp gỡ những cựu sinh viên từng học tập tại Thanh Hóa, họ đã chia sẻ về những kỷ niệm sâu sắc được học tập tại mái trường Đại học Hồng Đức, Cao đẳng Y tế Thanh Hóa… và tình yêu đối với đất nước, con người Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung. Sau khi hoàn thành học tập trở về quê hương, họ đã đem những kiến thức lĩnh hội trong thời gian học tập để trở về làm việc, cống hiến. Đồng thời giới thiệu về vẻ đẹp mảnh đất, con người Thanh Hóa với bạn bè, người thân.

Anh Kai Pa Sinh Khăm Phắt cho biết anh học tại Trường Đại học Hồng Đức từ năm 2004 đến 2010. Trong khoảng thời gian học tại trường, anh vừa học Tiếng Việt, tìm hiểu văn hóa của người Việt và học kiến thức chuyên ngành. Sau khi ra trường, anh về làm việc tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn. Sau đó, tiếp tục học Thạc sĩ tại Trường Đại học Hồng Đức. Hiện tại anh là Phó Chánh Văn phòng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hủa Phăn.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Anh Sổm Đệt Phết Phăn Vông Sa từng học chuyên ngành Điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa.

Anh Sổm Đệt Phết Phăn Vông Sa từng học chuyên ngành điều dưỡng tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa chia sẻ, anh học tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa từ năm 2004 đến 2010, sau khi tốt nghiệp anh về làm việc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hủa Phăn 3 năm, sau đó tiếp tục đi học, đến năm 2019 anh mở phòng khám Răng Hàm Mặt.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Anh Ăm Phay Sỉ Sôm Phu, cựu sinh viên tại Trường Đại học Hồng Đức hiện đang làm việc tại Unitel Hủa Phăn.

Còn anh Ăm Phay Sỉ Sôm Phu, cựu sinh viên Trường Đại học Hồng Đức chia sẻ rằng, trong quãng thời gian học tập tại tỉnh Thanh Hóa đã giúp anh hiểu hơn về phong tục, tập quán, văn hóa của người Việt Nam. Anh được đến thăm những vùng đất của Thanh Hóa. Thanh Hóa có rất nhiều địa điểm du lịch, anh thích nhất bãi biển Sầm Sơn. Các bạn sinh viên của Việt Nam rất chăm chỉ, nhiệt tình giúp đỡ sinh viên Lào sang học tập. Anh cám ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của hai Đảng, Nhà nước để những sinh viên Lào được học tập tại Việt Nam; cám ơn các thầy cô giáo, các bạn sinh viên tỉnh Thanh Hóa đã giúp anh được học tập, tìm hiểu văn hóa, con người Việt Nam. Anh Ăm Phay Sỉ Sôm Phu hiện đang làm ở Phòng tổng hợp của Chi nhánh Unitel (Viettel) tỉnh Hủa Phăn.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Phóng viên Báo Thanh Hóa (thứ 6 và thứ 8 từ trái sang, hàng phía trước) chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Sở Giáo dục và Thể thao tỉnh Hủa Phăn, các cựu sinh viên Hủa Phăn (Lào) học tập tại Thanh Hóa

Trong buổi gặp mặt cựu sinh viên Lào tại Việt Nam, chúng tôi còn gặp gỡ anh Bun Tha Vi Ki Săn Phông, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn; chị Ma Li Phon Thong Sổm Bắt, Trưởng khoa Điểu dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hủa Phăn…

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam

Chị Ma Li Phon Thong Sổm Bắt (giữa), Trưởng khoa Điểu dưỡng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hủa Phăn đang cùng các bác sĩ cấp cứu bệnh nhân tại khoa Hồi sức cấp cứu.

Suốt thời gian công tác tại tỉnh Hủa Phăn, ở những nơi chúng tôi đến làm việc đều gặp gỡ những người con Hủa Phăn từng học tập tại các trường đại học ở Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng. Họ luôn dành tình cảm đặc biệt, kèm lời cảm ơn sâu sắc. Họ không chỉ có đóng góp cho sự phát triển của tỉnh Hủa Phăn nói riêng, Nước CHDCND Lào nói chung, mà còn là cầu nối quan trọng cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai đất nước Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.

Ngọc Huấn - Nguyên Mai

Tin liên quan:
  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 4): Gặp những người Việt trên đất Lào

    Ở thị xã Sầm Nưa xinh đẹp, bình yên hay đi đến các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), chúng tôi vui mừng vì nhận thấy những người con Thanh Hóa nói riêng, người Việt Nam nói chung đang sinh sống, làm việc trên đất nước Triệu Voi rất nhiều. Họ đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mảnh đất xem như quê hương thứ hai, đồng thời góp phần tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa hai nước Việt - Lào.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 3): Vẻ đẹp đất và người Sầm Nưa

    Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến mảnh đất Sầm Nưa - trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Hủa Phăn (Lào) là bầu không khí trong lành, bình yên. Khí hậu ở Sầm Nưa nói riêng và tỉnh Hủa Phăn nói chung có chút khác biệt so với các tỉnh khác của Lào, đó chính là thời tiết dễ chịu, mát mẻ quanh năm. Con người Sầm Nưa thì nhẹ nhàng, thân thiện. Dù xa lạ, nhưng lần đầu tiên gặp gỡ, câu đầu tiên là Xabaidi (xin chào - PV) kèm theo động tác chắp hai tay trước ngực một cách lịch sự.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 2): Thăm những công trình thắm tình hữu nghị

    Chị Súc Ban Chai, cán bộ Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn đón chúng tôi về nghỉ tại Khách sạn Bounhome - một khách sạn nằm ở vị trí trung tâm của thị xã Sầm Nưa. Từ đây phóng tầm mắt ra xa, Nhà tiếp khách hữu nghị tỉnh Hủa Phăn, Công viên hữu nghị Hủa Phăn - Thanh Hóa và Kè sông Nặm Xăm hiện ra trước mắt. Đây là 3 trong số những công trình hữu nghị do Thanh Hoá tài trợ tỉnh bạn xây dựng, nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập tại Việt Nam
    Hành trình trê đất Hủa Phăn - Bài 1: Những chuyến xe gắn kết nghĩa tình Thanh ...

    Những chuyến xe khách đều đặn lăn bánh từ thành phố Thanh Hóa đi thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã góp phần giúp kết nối, giao thương, đi lại giữa Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn nói riêng, Việt Nam – Lào nói chung được thuận lợi hơn.


Ngọc Huấn - Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]