(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong chuyến công tác đặc biệt trên mảnh đất Hủa Phăn, chúng tôi may mắn khi được gặp gỡ những cựu chiến binh Lào, nghe họ kể về thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước và những tình cảm đặc biệt của những người lính Cụ Hồ sống, chiến đấu hết mình vì sự nghiệp cách mạng Lào, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bước vào thời bình, những người lính trên đất nước Triệu Voi lặng thầm cùng chung tay tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hi sinh vì sự nghiệp cách mạng Lào trở về với đất mẹ.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào

Trong chuyến công tác đặc biệt trên mảnh đất Hủa Phăn, chúng tôi may mắn khi được gặp gỡ những cựu chiến binh Lào, nghe họ kể về thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước và những tình cảm đặc biệt của những người lính Cụ Hồ sống, chiến đấu hết mình vì sự nghiệp cách mạng Lào, vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Bước vào thời bình, những người lính trên đất nước Triệu Voi lặng thầm cùng chung tay tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hi sinh vì sự nghiệp cách mạng Lào trở về với đất mẹ.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào

Nhà làm lễ cầu siêu liệt sỹ, chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào trong khuôn viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn

Trong khuôn viên của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn, Đại tá Phăn Sỉ Xon Mi Xay, Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn dẫn chúng tôi đi thăm Nhà làm lễ cầu siêu liệt sỹ, chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào. Từ khu nhà chỉ huy Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn đến nhà làm lễ cầu siêu chỉ hơn 100m, trời Sầm Nưa đang hửng nắng bỗng đổ mưa to. Cùng lãnh đạo, cán bộ của Bộ CHQS tỉnh Hủa Phăn đứng trong khu nhà làm lễ cầu siêu được xây dựng khang trang, mang nét kiến trúc Lào, những dòng chữ được viết bằng tiếng của cả 2 nước Việt - Lào với nội dung: “Tổ quốc ghi công quân tình nguyện Việt Nam đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng Lào”, “Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì nghĩa vụ Quốc tế cao cả” khiến những vị khách đến từ Thanh Hóa như chúng tôi cảm nhận được sự ấm áp, quen thuộc, xen cả tự hào và xúc động.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào

Đại tá Phăn Sỉ Xon Mi Xay, Phó Chính uỷ, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Hóa những kỷ niệm cùng những người lính Cụ Hồ.

Trong dịp đến thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn, Đại tá Phăn Sỉ Xon Mi Xay, Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm Chính trị đã nêu bật những kết quả đạt được trong công tác an ninh – quốc phòng tỉnh Hủa Phăn cũng như những kết quả trong thỏa thuận hợp tác về lĩnh vực an ninh – quốc phòng trong thời gian qua giữa tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn. Đại tá Phăn Sỉ Xon Mi Xay chia sẻ với chúng tôi về tình cảm, sự biết ơn sâu sắc, tình cảm của quân, dân Việt Nam nói chung, Thanh Hóa nói riêng dành cho Nhân dân đất nước Lào nói chung, Hủa Phăn nói riêng trong thời kỳ kháng chiến giải phóng đất nước Lào. Hòa bình lập lại, lực lượng hai bên đã nỗ lực trong công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh vì sự nghiệp cách mạng Lào về với đất mẹ.

Đại tá Phăn Sỉ Xon Mi Xay đã kết nối giúp chúng tôi gặp gỡ những người lính, cựu chiến binh trên đất Sầm Nưa, nghe họ kể về thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước và những tình cảm đặc biệt của Bộ đội Cụ Hồ sống, chiến đấu hết mình vì sự nghiệp cách mạng Lào, vì nghĩa vụ Quốc tế cao cả. Bước vào thời bình, những người lính trên đất nước Triệu Voi lặng thầm cùng chung tay tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hi sinh vì sự nghiệp cách mạng Lào trở về với đất mẹ.

Từ sự giới thiệu của Đại tá Phăn Sỉ Xon Mi Xay, chị Súc Ban Chai, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế (Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn), chúng tôi được gặp gia đình cựu chiến binh - Trung tá Bun Phon Nhoong Sổm Pheng (sinh năm 1949), nguyên Phó Chính ủy, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào

Trung tá Bun Phon Nhoong Sổm Pheng (sinh năm 1949), nguyên Phó Chính ủy, Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn cùng vợ chia sẻ những kỷ niệm trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược

Trong căn nhà nhỏ được xây dựng theo dáng dấp, phong cách của người dân Lào, mọi thứ được bày biện, trang trí đơn giản. Trên tường nhà của Trung tá Bun Phon Nhoong Sổm Pheng ở thị xã Sầm Nưa, những tấm bằng khen, huy chương được treo trân trọng. Ông lấy 2 tấm Huy chương Hữu nghị của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng năm 2012 xuống giới thiệu với chúng tôi đầy tự hào. Một tấm Huy chương Hữu nghị vì đã có nhiều đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Và một tấm Huy chương Hữu nghị vì đã có đóng góp tích cực trong công tác phối hợp tìm kiếm, cất bốc, quy tập và hồi hương hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Lào trong các thời kỳ kháng chiến, góp phần phát triển quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Lào.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào

Trung tá Bun Phon Nhoong Sổm Pheng vinh dự được tặng Huy chương Hữu nghị của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam năm 2012

Trung tá Bun Phon Nhoong Sổm Pheng cho biết, từ năm 1965, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai điên cuồng mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam và vùng giải phóng Lào, đặt hai tỉnh Thanh Hóa – Sầm Nưa trong hoàn cảnh trực tiếp có chiến tranh. Cuối năm 1965, công cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Lào phát triển thêm những bước mới. Bộ đội Lào và quân tình nguyện Việt Nam đã giải phóng được 2/3 đất đai và hơn 1 triệu dân, Sầm Nưa trở thành căn cứ địa đặc biệt quan trọng của cách mạng Lào. Năm 1968, khi tròn 19 tuổi, ông lên đường nhập ngũ. Trong giai đoạn này, Việt Nam giúp bạn vừa phát triển sản xuất, vừa xây dựng cơ sở chính trị, góp phần tăng thêm sức mạnh trong khu căn cứ cách mạng. Từ năm 1968 – 1970, ông Bun Phon Nhoong Sổm Pheng được làm việc với những người lính Cụ Hồ trong công tác vận động quần chúng, vận động nhân dân ở các bản, huyện Sầm Nưa. Ông nhớ mãi hình ảnh những người đồng chí, đồng đội cùng kề vai sát cánh trong giai đoạn khó khăn của cuộc kháng chiến như anh Vững, anh Chì, anh Phênh (quê Thanh Hóa), anh Chống (quê Sơn La). Cả 4 đồng chí là người lính Cụ Hồ sang giúp đỡ cách mạng Lào và cùng làm công tác vận động quần chúng với ông. Những người lính được bà con nhân dân ở các bản rất quý mến, tin tưởng.

Sau này, khi chuyển công tác từ Sầm Nưa sang Trung đội 585, do tính chất công việc và sự ác liệt của chiến tranh, ông Bun Phon Nhoong Sổm Pheng đã không còn liên lạc được với những người đồng chí, đồng đội Việt Nam một thời cùng chung chiến hào. Bao nhiêu năm, ông luôn canh cánh một điều không biết họ còn sống hay đã mất. Sau này, công tác ở nhiều vị trí, công việc khác nhau, ông Bun Phon Nhoong Sổm Pheng tâm niệm sẽ luôn là cầu nối gắn kết tình cảm của những người lính từ trong chiến tranh đến thời bình và sợi dây gắn kết tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc. Ông cũng là người có nhiều đóng góp trong công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào, vì nghĩa vụ Quốc tế cao cả trở về đất mẹ.

Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào

Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương, Phó Ban Đối ngoại, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn tham gia công tác tìm kiếm cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào

Theo chân chị Súc Ban Chai, chúng tôi tiếp tục hành trình đến thăm gia đình Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương (41 tuổi), Phó Ban Đối ngoại, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn. Anh là một trong những người tham gia công tác tìm kiếm, cất bốc, hồi hương liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào.

Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương bắt đầu tham gia công tác tìm kiếm cất bốc, hồi hương liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào năm 2016. Từ mùa khô 2020 đến 2022, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hủa Phăn cử 3 đồng chí thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Hủa Phăn tham gia đội quy tập, trong đó có Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương. Đội quy tập tham gia công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại các huyện Sầm Nưa, Viêng Xay, Mường Hiện…Trong quá trình tham gia công tác, Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương có nhiệm vụ đấu mối với các địa phương, các bản tạo điều kiện thuận lợi cho đội quy tập thực hiện nhiệm vụ. Những năm qua, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, thời tiết mưa nhiều, đường sá đi lại khó khăn cũng đã ảnh hưởng đến công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sỹ, chuyên gia quân tình nguyện Việt Nam hy sinh tại Lào.

Được tham gia nhiệm vụ thiêng liêng, ý nghĩa, Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương càng thêm tự hào, trân trọng tìm cảm, mối quan hệ đoàn kết gắn bó giữa hai Đảng, Nhà nước, hai dân tộc và sự hy sinh cao cả của những người con quê hương Việt Nam dành cho đất nước Lào trong thời kỳ kháng chiến bảo vệ Tổ quốc. Là những người lính thế hệ trẻ được sống, học tập làm việc trong thời bình, Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương càng hiểu thêm vai trò, trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt của hai dân tộc Việt – Lào, nhất là lĩnh vực an ninh – quốc phòng.

Tháng 8-2022, Thiếu tá Xiêng Phay Văn Xay Văng Mương sang Thanh Hóa để học tập, tiếp tục có đóng góp cho sự phát triển hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn nói riêng, Việt Nam – Lào nói chung.

Ngọc Huấn - Nguyên Mai

Tin liên quan:
  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (bài 7): Thăm những khu chợ nổi tiếng ở Sầm Nưa, ...

    Đến thị xã Sầm Nưa hay các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Nước CHDCND Lào), ngoài các địa điểm du lịch nổi tiếng là các hang động, thác nước… thì ghé thăm các khu chợ nổi tiếng bày bán các sản phẩm đặc trưng của nước bạn cũng là trải nghiệm thú vị dành cho những vị khách lần đầu tiên đặt chân đến Hủa Phăn.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 6): Tiềm năng du lịch đang chờ “đánh thức”

    Dù đang là ngày nghỉ cuối tuần, song do giới hạn về thời gian của chuyến công tác, chúng tôi vẫn được lãnh đạo Sở Thông tin, Văn hoá và Du lịch tỉnh Hủa Phăn (Nước CHDCND Lào) sắp xếp, tạo điều kiện làm việc, trao đổi thông tin. Những ngày sau đó, chúng tôi còn có dịp đi thăm một số điểm du lịch ở 2 huyện Viêng Xay và Sầm Tớ, qua đó cảm nhận rằng, du lịch là một ngành kinh tế mà tỉnh bạn có nhiều tiềm năng, song hiện vẫn chưa được khai thác nhiều.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 5): Gặp những cựu sinh viên Lào từng học tập ...

    Những ngày làm việc tại tỉnh Hủa Phăn, chúng tôi có dịp gặp gỡ những cựu lưu sinh viên Lào đã từng học tập tại tỉnh Thanh Hóa nói riêng, Việt Nam nói chung. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ học tập trở về nước, mỗi người mỗi ngành nghề khác nhau, họ đã và đang có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của quê hương, đất nước Lào.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 4): Gặp những người Việt trên đất Lào

    Ở thị xã Sầm Nưa xinh đẹp, bình yên hay đi đến các huyện Viêng Xay, Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), chúng tôi vui mừng vì nhận thấy những người con Thanh Hóa nói riêng, người Việt Nam nói chung đang sinh sống, làm việc trên đất nước Triệu Voi rất nhiều. Họ đã và đang có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của mảnh đất xem như quê hương thứ hai, đồng thời góp phần tăng thêm tình đoàn kết, hữu nghị, gắn bó giữa hai nước Việt - Lào.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 3): Vẻ đẹp đất và người Sầm Nưa

    Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến mảnh đất Sầm Nưa - trung tâm chính trị, hành chính của tỉnh Hủa Phăn (Lào) là bầu không khí trong lành, bình yên. Khí hậu ở Sầm Nưa nói riêng và tỉnh Hủa Phăn nói chung có chút khác biệt so với các tỉnh khác của Lào, đó chính là thời tiết dễ chịu, mát mẻ quanh năm. Con người Sầm Nưa thì nhẹ nhàng, thân thiện. Dù xa lạ, nhưng lần đầu tiên gặp gỡ, câu đầu tiên là Xabaidi (xin chào - PV) kèm theo động tác chắp hai tay trước ngực một cách lịch sự.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 2): Thăm những công trình thắm tình hữu nghị

    Chị Súc Ban Chai, cán bộ Sở Ngoại vụ tỉnh Hủa Phăn đón chúng tôi về nghỉ tại Khách sạn Bounhome - một khách sạn nằm ở vị trí trung tâm của thị xã Sầm Nưa. Từ đây phóng tầm mắt ra xa, Nhà tiếp khách hữu nghị tỉnh Hủa Phăn, Công viên hữu nghị Hủa Phăn - Thanh Hóa và Kè sông Nặm Xăm hiện ra trước mắt. Đây là 3 trong số những công trình hữu nghị do Thanh Hoá tài trợ tỉnh bạn xây dựng, nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

  • Hành trình trên đất Hủa Phăn (Bài 8): Những người lính Cụ Hồ trong trái tim Nhân dân Lào
    Hành trình trê đất Hủa Phăn - Bài 1: Những chuyến xe gắn kết nghĩa tình Thanh ...

    Những chuyến xe khách đều đặn lăn bánh từ thành phố Thanh Hóa đi thị xã Sầm Nưa, tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã góp phần giúp kết nối, giao thương, đi lại giữa Nhân dân hai tỉnh Thanh Hóa – Hủa Phăn nói riêng, Việt Nam – Lào nói chung được thuận lợi hơn.


Ngọc Huấn - Nguyên Mai

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]