(vhds.baothanhhoa.vn) - Để phát huy lợi thế của diện tích rừng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm gần đây nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình nuôi ong dưới tán rừng.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Để phát huy lợi thế của diện tích rừng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp, những năm gần đây nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình nuôi ong dưới tán rừng.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Ong được người dân nuôi dưới tán rừng keo, giúp nhiều hộ dân trồng rừng nâng cao thu nhập.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Mô hình nuôi ong dưới tán rừng có quy mô đa dạng. Có hộ chỉ nuôi vài chục đàn, song cũng có hộ nuôi làm tới hàng nghìn đàn.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Tại xã Định Hải, thị xã Nghi Sơn, ong còn được các hộ dân đưa lên khu vực núi Am Các, nơi có không khí trong lành, mát mẻ để nuôi, nhằm tăng năng suất và chất lượng mật.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Nhiều hộ dân còn tận dụng vườn cây ăn quả để nhân rộng mô hình nuôi ong.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Mật ong nuôi dưới tán rừng hầu hết được nuôi theo hình thức tự nhiên, không bổ sung thêm bất kỳ đồ ăn nào, nên chất lượng mật được đánh giá hơn hẳn so với những mô hình nuôi ong thông thường.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Mùa mật bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 7, thời điểm rộ mật nhất là tháng 4 và tháng 5, người nuôi có thể quay mật từ 2 đến 3 lần trong tháng. Chất lượng mật thời điểm này cũng được đánh giá là tốt và màu sắc đẹp nhất trong năm.

Nhân rộng mô hình nuôi ong dưới tán rừng

Trung bình mỗi năm 1 đàn ong cho thu từ 10 đến 12 lít mật, ngoài ra hộ dân còn có thu nhập từ các loại sản phẩm như: Sáp ong, sữa ong chúa. Bình quân 1 đàn ong thu lãi từ 1,5 đến 1,7 triệu đồng/năm.

Hương Thơm


Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]