(vhds.baothanhhoa.vn) - Vào ngày 17-5-2021, GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, ngay sau khi bài viết được công bố, trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều quan điểm của các phần tử phản động, thù địch bóp méo, xuyên tạc nội dung bài viết. Chúng cho rằng bài viết không có gì mới, chỉ là “xào xáo lại” những luận điểm cũ đã được đăng tải rải rác suốt 35 năm qua, rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không thể đưa ra được một khái niệm rõ ràng về CNXH, từ đó chúng cố chứng minh rằng Đảng lãnh đạo Nhân dân đi theo con đường CNXH là mơ hồ vô định, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là sai lầm.

Nhận thức mới của Đảng ta về Chủ nghĩa xã hội

Vào ngày 17-5-2021, GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, ngay sau khi bài viết được công bố, trên mạng xã hội đã xuất hiện rất nhiều quan điểm của các phần tử phản động, thù địch bóp méo, xuyên tạc nội dung bài viết. Chúng cho rằng bài viết không có gì mới, chỉ là “xào xáo lại” những luận điểm cũ đã được đăng tải rải rác suốt 35 năm qua, rằng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng không thể đưa ra được một khái niệm rõ ràng về CNXH, từ đó chúng cố chứng minh rằng Đảng lãnh đạo Nhân dân đi theo con đường CNXH là mơ hồ vô định, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa là sai lầm.

Nhận thức mới của Đảng ta về Chủ nghĩa xã hội

(Ảnh minh họa của Hoàng Đông)

Tuy nhiên, nếu là những con người có trí tuệ và lương tri thì sẽ dễ dàng nhận thức được cách tiếp cận hết sức đúng đắn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về CNXH.

Tổng Bí thư cho rằng, khi nói đến CNXH thì cần phải hiểu trên ba phương diện: (1) CNXH là một học thuyết; (2) CNXH là một phong trào hiện thực; (3) CNXH là một chế độ chính trị. Nếu không tiếp cận trên cả ba phương diện ấy thì sẽ không thể hiểu CNXH là gì. Những đầu óc thiển cận, ấu trĩ, hẹp hòi của bọn cơ hội chủ nghĩa, thù địch với CNXH không thể hiểu được CNXH không chỉ là một học thuyết khoa học, một chế độ chính trị với những đặc trưng ưu việt, mà cao hơn, nó còn là một phong trào hiện thực của quần chúng Nhân dân.

Chúng ta chỉ có thể dựa vào sự vận động hiện thực của nó - sự vận động theo một đường lối đã được vạch ra - để nhận diện về bản chất của nó, là một sự thống nhất biện chứng giữa lý luận khoa học về CNXH và thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, mô hình CNXH không phải là cái nhất thành bất biến, cũng không phải là đã xong xuôi, mà sự thật nó là sự vận động, phát triển của sự thống nhất giữa lý luận về CNXH và thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa. Sự vận động thống nhất không tách rời, cái nọ làm điều kiện và tiền đề cho cái kia phát triển và ngược lại, trong đó, lý luận về CNXH là hình thức của sự vận động, còn thực tiễn xây dựng xã hội chủ nghĩa là nội dung của sự vận động ấy. Bất kể sự tách rời nào cũng đều là sự xuyên tạc và bóp méo. Thông qua sự vận động thực tiễn, CNXH bộc lộ ra và nó chỉ có thể hiện ra từng chút, từng chút một trong quá trình vận động ấy.

Những phần tử phản động, cơ hội chủ nghĩa chẳng bao giờ nhìn vào sự vận động hiện thực nên không thấy được CNXH là một mô hình đang dần hiện ra rất rõ ràng trong sự vận động thực tiễn của Việt Nam trong 35 năm qua, và không chỉ Việt Nam mà còn là sự vận động hiện thực của nhân loại, đó chính là xu thế tất yếu khách quan không thể đảo ngược.

Ở Việt Nam trước năm 1986, khi Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu còn tồn tại thì vấn đề mô hình CNXH mặc nhiên được thừa nhận là mô hình Xô - viết. Chỉ từ khi (1991) Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì Đảng ta mới đặt vấn đề về xác định mô hình.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991), với việc thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thì lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta, mô hình CNXH hiện thực của Việt Nam đã bước đầu định hình với 6 đặc trưng. Tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta thông qua Cương lĩnh (Bổ sung, phát triển 2011), trong đó mô hình CNXH Việt Nam được xác định với 8 đặc trưng.

Câu hỏi CNXH Việt Nam là gì đã dần sáng tỏ hơn trong thực tiễn. Đại hội XIII của Đảng, tháng 1-2021 tuy Đảng ta không bổ sung thêm đặc trưng nào nhưng lại thể hiện khá rõ nét sự phát triển nhận thức lý luận về sự thống nhất biện chứng giữa mô hình CNXH với cách thức xây dựng xã hội chủ nghĩa và mục tiêu cần hướng tới.

Chưa có khi nào mà nhận thức của Đảng ta về CNXH và con đường đi lên CNXH lại rõ ràng, cụ thể, sáng tỏ như Đại hội XIII. Và vì vậy, có thể khẳng định rằng, chủ thuyết phát triển của Việt Nam đã định hình đầy đủ sau 35 năm đổi mới. Nội hàm của chủ thuyết ấy được thiết định trên bốn trụ cột vững chắc: (1) Có nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững; (2) Có thể chế chính trị khoa học, dân chủ, văn minh, trong đó con người được tự do phát triển toàn diện; (3) Độc lập, chủ quyền được đảm bảo; (4) Hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển là giá trị cao nhất của CNXH. Bốn trụ cột ấy lại xoay quanh con người - Nhân dân là chủ thể, là động lực, nguồn lực và là mục tiêu cao nhất. Không có gì ngoài lợi ích quốc gia, dân tộc và Nhân dân. Đó cũng chính là triết lý nhân văn cao cả nhất.

Chính vì vậy chúng ta có quyền tự hào rằng CNXH ở Việt Nam chính là một công trình kỳ vĩ, trong đó Đảng Cộng sản Việt Nam là tổng công trình sư, Nhân dân ta là chủ thể sáng tạo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói “Chưa bao giờ đất nước ta có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay… chúng ta tự hào với việc này và tiếp tục làm tiếp”.

Đó chính là lời khẳng định chân thực nhất, khoa học nhất về CNXH của Việt Nam. Bởi lẽ, CNXH là một phong trào hiện thực của quần chúng Nhân dân nên nhiệm vụ trước mắt và lâu dài là phải tiếp tục xây dựng CNXH. Chúng ta chỉ mới đang trong thời kỳ quá độ từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua ba cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước đi lên CNXH, chứ chưa phải đã đạt tới CNXH. Vì vậy trong xã hội ta hiện nay, những nhân tố của CNXH mới xuất hiện, bên cạnh sự tồn tại của những nhân tố của xã hội phong kiến chưa mất hẳn, đồng thời việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế sâu rộng trên mọi lĩnh vực cũng làm xuất hiện các nhân tố của chủ nghĩa tư bản. Đó chính là bức tranh hiện thực sinh động của xã hội Việt Nam ta hiện nay. Trong bức tranh đa sắc màu ấy các nhân tố vừa hợp tác vừa đấu tranh lẫn nhau, nhưng để đảm bảo cho CNXH giành thắng lợi cuối cùng thì cần phải giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vai trò chủ thể của Nhân dân mà nòng cốt là khối liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; đảm bảo độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là tiền đề tiến lên CNXH.

Ths. Tạ Văn Hưng

Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa


Ths. Tạ Văn Hưng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]