(vhds.baothanhhoa.vn) - Tại các tỉnh có vùng miền núi tương đồng Thanh Hóa như Nghệ An và Hà Tĩnh, nuôi hươu đã trở thành nghề phát triển mạnh từ nhiều năm qua. Tại Thanh Hóa, số ít những mô hình nuôi hươu đã cho kết quả khả quan, bước đầu cho thấy sự phù hợp với tiềm năng đất đai cũng như khí hậu của loài vật nuôi mới này. Mô hình nuôi hươu của gia đình ông Hà Văn Thuyên ở thôn Ba Bái, xã vùng sâu Xuân Thái (Như Thanh) là ví dụ điển hình.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Tại các tỉnh có vùng miền núi tương đồng Thanh Hóa như Nghệ An và Hà Tĩnh, nuôi hươu đã trở thành nghề phát triển mạnh từ nhiều năm qua. Tại Thanh Hóa, số ít những mô hình nuôi hươu đã cho kết quả khả quan, bước đầu cho thấy sự phù hợp với tiềm năng đất đai cũng như khí hậu của loài vật nuôi mới này. Mô hình nuôi hươu của gia đình ông Hà Văn Thuyên ở thôn Ba Bái, xã vùng sâu Xuân Thái (Như Thanh) là ví dụ điển hình.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Nằm cách trung tâm xã gần chục cây số, từ lâu, trang trại đồi rừng của gia đình cựu chiến binh Hà Văn Thuyên ở thôn Ba Bái đã nổi tiếng ở địa phương về tính hiệu quả. Vốn tính cần cù và năng động, từ năm 2014, vợ chồng ông đã quyết tâm du nhập giống vật nuôi mới là hươu để nuôi. Đây cũng là mô hình hỗ trợ sinh kế của Ban Quản lý Vườn quốc gia Bến En cho người dân sinh sống trong vùng đệm để phát triển kinh tế và bảo vệ rừng.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Sau 7 năm nuôi thả, từ 4 con hươu giống ban đầu, đàn hươu của gia đình ông Thuyên đã phát triển lên 18 con. Đó là chưa kể số hươu con được gia đình bà bán đi hằng năm để lấy tiền trang trải cuộc sống.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Từ khi nuôi, đàn hươu chưa từng bị dịch bệnh hay “ốm đau” đáng kể, chứng tỏ loài động vật vốn hoang dã này khá thích nghi với khí hậu và điều kiện nuôi nhốt trên đất rừng huyện miền núi Như Thanh.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Theo lời kể của chủ đàn hươu, sau gần 1 năm nuôi nhốt theo hình thức bán hoang dã, hươu bắt đầu sinh sản, gia đình đã có thu nhập từ đó. Qua quá trình nuôi, ngoài ngô trồng được trong vườn, thì gia đình không mất tiền mua thức ăn cho hươu. Bởi lẽ, tất cả các cây lá trong vườn, rồi cỏ voi, chuối cây làm thức ăn cho đàn vật nuôi chỉ mất công hái hằng ngày.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

“Sau nhiều năm nuôi, đàn hươu phát triển bình thường, chúng có sức đề kháng rất tốt nên hầu như không bệnh tật. Có một vài lần hươu bị bệnh đường ruột nhẹ, chỉ cần cho ăn lá xoan lại khỏi ngay, chưa bao giờ phải dùng thuốc”, ông Thuyên cho biết.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Với hươu đực, mỗi năm khai thác nhung 2 lần, mỗi con được từ 6 đến 7 lạng trong năm. Hiện giá nhung hươu đang ở mức 1,5 triệu đồng mỗi lạng, nên mỗi năm, tiền bán nhung của gia đình cũng gần 75 triệu đồng. Từ nhiều năm nay, nhung luôn “cháy hàng”, nhiều người còn đến đặt tiền trước nhiều tháng.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Một hươu mẹ mỗi năm sinh 1 con non, sau 6 tháng nuôi sẽ bán giống với giá trung bình 18 triệu đồng/con cái và 20 triệu đồng/con đực.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Theo hạch toán của gia đình ông Thuyên, năm 2020 riêng đàn hươu đã mang lại lợi nhuận cho gia đình khoảng 140 triệu đồng, chưa tính giá trị hươu con được giữ lại để nuôi.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Thực tế cho thấy, loài hươu hoàn toàn có thể phù hợp với môi trường nuôi nhốt bán hoang dã ở khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa - nơi có diện tích đất đồi rừng bao la và nguồn thức ăn là cây cỏ dồi dào.

Nuôi hươu: Một gợi ý cho phát triển kinh tế hộ ở miền núi

Ông Quách Văn Thân, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thái, cho rằng: Tiềm năng đất đồi rừng của xã lớn, phù hợp để nuôi hươu. Tuy giống vật nuôi này hiện hơi đắt, nhưng ít dịch bệnh, quá trình nuôi gần như không phải đầu tư tiền thức ăn, phù hợp với đa phần các hộ đồng bào Thái ở đây. Qua mô hình của gia đình cựu chiến binh Hà Văn Thuyên, đã cho thấy tính hiệu quả. Nếu được hỗ trợ thành các mô hình, thì nghề nuôi hươu ở đây chắc chắn sẽ phát triển hơn nữa.

Lê Đồng


Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]