(vhds.baothanhhoa.vn) - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 tại Thủ đô Hà Nội thành công tốt đẹp. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và dân tộc ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện , đồng bộ sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Đại hội đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, là cơ sở lý luận sâu sắc giúp người đọc hiểu hơn về đường lối, quan điểm của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính tri - xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm túc nghiên cứu học tập, vận dụng vào lĩnh vực công tác, cuộc sống của mình nhằm góp phần đưa đường lối, quan điểm của Đại hội XIII vào thực tiễn cuộc sống.

Tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra từ ngày 25/01/2021 đến ngày 01/02/2021 tại Thủ đô Hà Nội thành công tốt đẹp. Đây là sự kiện chính trị trọng đại của Đảng và dân tộc ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện , đồng bộ sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Đại hội đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng, là cơ sở lý luận sâu sắc giúp người đọc hiểu hơn về đường lối, quan điểm của Đảng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống chính tri - xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nghiêm túc nghiên cứu học tập, vận dụng vào lĩnh vực công tác, cuộc sống của mình nhằm góp phần đưa đường lối, quan điểm của Đại hội XIII vào thực tiễn cuộc sống.

Tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam giai đoạn hiện nay

Để nghiên cứu tốt nội dung này cần nắm vững các quy định của pháp luật như: Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các văn bản có liên quan; cần có nhiều hiểu biết thực tiễn về tổ chức hoạt động của Chính quyền địa phương các cấp, nắm vững các nội dung quan điểm mới của Đảng về Tổ chức Chính quyền địa phương hiện nay. Bởi đây là những định hướng lớn cho việc hoàn thiện thể chế pháp lý cũng như thực tiễn hoạt động của Chính quyền địa phương. Trong thời điểm hiện tại đòi hỏi các Đảng viên, mọi người dân, người nhiên cứu... cần nắm vững chủ trương các quan điểm của Đại hội XIII của Đảng. Cụ thể cần nắm được:

Thứ nhất, về định hướng xây dựng, hoàn thiện chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng XIII: “Tiếp tục hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp ngân sách nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ động, tự chủ của ngân sách địa phương”. (Thuộc nội dung mục XIII. Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Báo cáo Chính trị tại Đại hội)

Khi nghiên cứu quan điểm này cần làm rõ:

(i) Xây dựng hoàn thiện bộ máy chính quyền địa phương là một nhiệm vụ trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chính quyền địa phương ở Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước, thực hiện các chức năng quản lý và quyết định các biện pháp thực hiện nhiệm vụ của địa phương theo quy định của pháp luật, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích của nhân dân địa phương với lợi ích chung của cả nước.Theo Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2019 thì Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

(ii) Đây là định hướng mang tính chiến lược lâu dài cho qua trình hoàn thiện Chính quyền địa phương ở nước ta có sự tổng kết, kế thừa và hoàn thiện, phát triển hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của mỗi mô hình chính quyền địa phương nhằm khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Sử dụng quan điểm này để luận giải những vấn đề thực tiễn việc hoàn thiện cơ sở pháp lý trong hoạt động của Chính quyền địa phương: Quốc Hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019. Theo đó, Luật có quy định rõ hơn về tổ chức bộ máy, nhiệm vụ quyền hạn của mỗi cấp chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ Chính quyền địa phương ở đô thị và ở nông thôn, đặc biệt là mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đô thị.

(iii) Quá trình hoàn thiện chính quyền địa phương ở nước ta, đặc biệt là mô hình chính quyền đô thị được thực hiện theo lộ trình, có thí điểm, tổng kết trước khi thực hiện đại trà.

Trên thực tế, điều này đã và đang từng bước được thực hiện trong thực tiễn xây dựng chính quyền địa phương ở nước ta. Hiện nay Quốc hội đã ra các Nghị quyết về thí điểm tổ chức các mô hình chính quyền đô thị ở 03 Thành phố trực thuộc trung ương. Cụ thể: Nghị quyết số 97/2019/QH14 về việc thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hà Nội. Theo tinh thần của Nghị quyết này Chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận, thị xã tại thành phố Hà Nội không có HĐND mà chỉ có Ủy ban nhân dân phường; Nghị quyết 119/2020/QH14 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình Chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Đà Nẵng. Nghị quyết này quy định chính quyền địa phương ở các quận thuộc thành phố Đà Nẵng và chính quyền địa phương ở các phường thuộc quận tại thành phố Đà Nẵng không thành lập HĐND mà chỉ có Ủy ban nhân dân; Nghị quyết 131/2020/QH14 về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng quy định:Chính quyền địa phương ở quận tại Thành phố là Ủy ban nhân dân quận; Chính quyền địa phương ở phường tại Thành phố là Ủy ban nhân dân phường. Các mô hình chính quyền đô thị này được thực hiện thí điểm từ ngày 1 tháng 7 năm 2021. Các Nghị quyết của Quốc hội là quá trình cụ thể hóa tinh thần quan điểm của Đảng về xây dựng chính quyền địa phương ở Việt Nam. Đồng thời tạo cơ sở, căn cứ thực tiễn cho việc hoàn thiện mô hình Tổ chức chính chính quyền địa phương trên phạm vi toàn quốc trong thời gian tới.

Thứ hai, quan điểm ở khâu đột phá chiến lược trong “Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 -2030” của Đại hội XIII vào mô hình tổ chức Chính quyền địa phương với các nội dung cụ thể sau:

(i)Trong nội dung khâu đột phá thứ nhất có xác định: “… Đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, nhất là quản lý phát triển và quản lý xã hội….” Nội dung này có thể hiểu về chức năng của chính quyền địa phương nói chung, HĐND và UBND nói riêng. Trong đó, quan điểm này định hướng giúp chúng ta nhận thức rõ về đổi mới phương thức quản lý theo hướng hiện đại của chính quyền địa phương là một trong những đột phá cho hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương và cũng chính là tạo đột phá cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

(ii) Nội dung khâu đột phá thứ nhất đồng thời có xác định: “… Xây dựng bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo hướng tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả;”. Đây là cơ sở để hiểu rõ về Chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay được Đảng ta nêu ra mang tính định hướng trong quy định của pháp luật về tinh giản bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy chính quyền địa phương nói riêng thời gian gần đây và những năm tiếp theo. Vấn đề này được thể hiện rõ trong nội dung về cơ cấu, tổ chức của HĐND, UBND. (Ví dụ: quy định về giảm số lượng đại biểu HĐND; giảm số phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh và cấp huyện; tăng số phó chủ tịch UBND…)

(iii) Bên cạnh đó, còn có nội dung: “….đẩy mạnh phân cấp, phân quyền bảo đảm quản lý thống nhất, phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các cấp, các ngành”. Quan điểm này giúp chúng ta hiểu rõ hơn các nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương, của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân. Đặc biêt, đối với mô hình chính quyền địa phương đô thị đang tổ chức thí điểm không có Hội đồng nhân dân. Từ đó là cơ sở để sửa đổi và bổ sung trong luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện nay.

Thứ ba, về nội dung phần V. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 đối với Tổ chức Chính quyền địa phương ở Việt Nam cần hiểu rõ:

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 -2030 của Đại hội XIII ở phần V. Phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 – 2030 xác định 10 nhóm phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước ta trong 10 năm tới (2021 – 2030). Tất cả 10 nhóm phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đều có thể được phân tích, nghiên cứu sâu sắc trong cơ cấu tổ chức Chính quyền địa phương ở Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Chính quyền địa phương nói chung, UBND mỗi cấp nói riêng có chức năng quan lý hành chính nhà nước ở địa phương. Theo đó, phải quản lý mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội đảm bảo sự quản lý thống nhất của cả nước. Chính vì vậy tất cả các phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp mà Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 -2030 xác định đều liên quan đến chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính quyền địa phương.

Như vậy, rất nhiều nội dung quan điểm của Đại hội XIII có thể nghiên cứu làm rõ trong Tổ chức Chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay. Trong đó định hướng xây dựng, hoàn thiện chính quyền địa phương theo tinh thần Văn kiện Đại hội Đảng XIII là nội dung then chốt, bao trùm. Từ đó là nền tảng cơ sở để chúng ta nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, bổ sung, hoàn thiện kịp thời trong các văn bản qui phạm pháp luật hiện hành.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Quy, Khoa Nhà nước & Pháp luật


Thạc sỹ Nguyễn Thị Quy, Khoa Nhà nước & Pháp luật

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]