Tinh gọn bộ máy: Kiện toàn các hội, quỹ để bước vào kỷ nguyên mới
Với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả, Nghị quyết số 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đề xuất sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, chuyển đổi mô hình chính quyền địa phương từ ba cấp xuống hai cấp.
Nhằm góp phần đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, các hội, quỹ kiện toàn để bước vào kỷ nguyên mới.
Đồng bộ với đơn vị hành chính mới
Theo thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khoảng 1.367 hội, quỹ xã hội và quỹ từ thiện; trong đó, hội, quỹ có phạm vi hoạt động cấp Thành phố là 206; hội, quỹ có phạm vi hoạt động quận, huyện, thành phố Thủ Đức là 183; hội, quỹ có phạm vi hoạt động xã, phường, thị trấn là 978.
Theo chỉ đạo của Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan, tất cả hội, quỹ được thành lập bởi quận, huyện và thành phố Thủ Đức, hoạt động trong phạm vi cấp huyện sẽ phải chấm dứt hoạt động đồng bộ với thời điểm chính thức xóa bỏ đơn vị hành chính cấp huyện theo Nghị quyết số 60-NQ/TW.
Thời hạn cho việc sắp xếp, giải thể các hội, quỹ trên địa bàn hoàn thành chậm nhất ngày 15/6/2025.
Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh được giao chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn nghiệp vụ, chế độ, chính sách liên quan đến người lao động tại các hội, quỹ bị ảnh hưởng.
Các đơn vị này phải nhanh chóng giải quyết tài sản, tài chính, nghĩa vụ phát sinh (nếu có) cùng các chế độ, chính sách liên quan đến người làm việc trong hội, quỹ; đồng thời hoàn tất thủ tục tự giải thể theo đúng quy định pháp luật. Việc xử lý tài sản và tài chính công phải đảm bảo đúng pháp luật, hướng dẫn liên quan và theo chỉ tiêu biên chế được giao, nhằm đảm bảo minh bạch, chặt chẽ trong từng bước thực hiện.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan giao Sở Tài chính phụ trách công tác hướng dẫn giải quyết tài chính, tài sản trong quá trình sắp xếp, giải thể. Công an Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn việc sử dụng, thu hồi con dấu pháp nhân của các tổ chức khi kết thúc hoạt động, sáp nhập, hợp nhất, giải thể hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện khi kết thúc cấp huyện và tổ chức lại cấp xã.
Đối với các hội, quỹ cấp xã, phường cần tiến hành rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động để sắp xếp, sáp nhập hoặc giải thể phù hợp, tạo sự thống nhất và hiệu quả trong quản lý, vận hành. Những hội, quỹ có nguyện vọng tiếp tục hoạt động phải thực hiện các thủ tục sáp nhập, hợp nhất hoặc đổi tên theo quy định, với tên gọi tương đồng đơn vị hành chính cấp xã mới.
Thay đổi để phù hợp
Ông Nguyễn Tu Mi, Chủ tịch Hội Doanh Nghiệp quận Bình Thạnh, chia sẻ: “Khi xã hội vận động, cơ cấu tổ chức cũng cần thay đổi để phù hợp hơn với nhịp sống mới.”
Thành phố Hồ Chí Minh có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện có hơn 1.300 hội, quỹ hoạt động. Có những hội lớn, mạnh có đến vài trăm thành viên và hoạt động đa dạng, nhưng cũng có hội nhỏ hoạt động trong âm thầm, không ngân sách, không trụ sở riêng, không biên chế, chỉ có vài con người tâm huyết, cùng nhau khởi đầu bằng một niềm tin giản dị, rằng cộng đồng doanh nghiệp địa phương cần có một nơi để nương tựa, để gặp gỡ, để cùng nhau đi qua những chặng đường khó khăn.
Tinh thần cốt lõi của một hội doanh nghiệp quận, huyện, theo Chủ tịch Hội Doanh nghiệp quận Bình Thạnh, là sự đồng hành không phân biệt quy mô doanh nghiệp, sẻ chia không điều kiện, trách nhiệm cộng đồng không cần phải kêu gọi. Đó là nơi một doanh nhân mới chập chững bước vào nghề cũng cảm thấy mình được chào đón như người cũ, nơi mà một người đang khó khăn có thể tìm thấy sự nâng đỡ nhẹ nhàng nhưng vững chắc.
Theo tìm hiểu, nhiều hội, quỹ hiện nay đang trong trạng thái lưng chừng, chưa giải thể, nhưng cũng chưa rõ lối ra.
“Được biết Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) đang đề xuất mô hình Hội theo tổ chức liên phường hoặc cụm khu vực, như cụm Bình Thạnh, cụm Thủ Đức... Đây là hướng đi đáng trân trọng để xem xét, nghiên cứu như là một mô hình mới. Để mô hình có thể vận hành hiệu quả, điều quan trọng là sự chuẩn bị từ hai phía: Từ cấp quản lý và từ chính những người trong cuộc,” Chủ tịch một hội nghề nghiệp đề xuất.
“Để những hội đủ nội lực có thể chuyển đổi lên cấp thành phố, những hội nhỏ hơn có thể sáp nhập vào Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA) hoặc các hội ngành nghề, trong hành trình chuyển đổi này, các cấp lãnh đạo sẽ không chỉ lắng nghe, mà còn đồng cảm. Không chỉ ban hành lộ trình, mà còn đồng hành bằng sự thấu hiểu,” ông Nguyễn Tu Mi mong mỏi.
Nhìn lại để phát triển
Đánh giá về việc chuyển đổi các hội, quỹ cấp huyện, Luật sư Trương Thành Thiện, Trưởng Văn phòng Luật sư TLS, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong cấu trúc và hoạt động của các hội, quỹ. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu bộ máy hành chính, các hội, quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện cũng sẽ chuyển đổi theo.
Cụ thể, các hội, quỹ chính thức kết thúc hoạt động đồng bộ với thời điểm chấm dứt đơn vị hành chính cấp huyện. Việc giải thể này phù hợp với việc không thực hiện đơn vị hành chính cấp huyện theo Nghị quyết số 60.
Sau khi giải thể, sáp nhập, các hội, quỹ cấp huyện không còn được quản lý trực tiếp bởi Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Các chức năng, nhiệm vụ sẽ được chuyển giao hoặc giải thể để phù hợp với mô hình quản lý mới. |
Sau khi giải thể, sáp nhập, các hội, quỹ cấp huyện không còn được quản lý trực tiếp bởi Ủy ban Nhân dân cấp huyện. Các chức năng, nhiệm vụ sẽ được chuyển giao hoặc giải thể để phù hợp với mô hình quản lý mới.
Theo Luật sư Trương Thành Thiện, sau khi giải thể, sáp nhập, các hội, quỹ cấp huyện sẽ được đổi tên để phù hợp với quy định của tỉnh, thành phố. Hội, quỹ cấp huyện sẽ trực thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã. Ví dụ Hội Chữ thập Đỏ cấp huyện chuyển thành Hội Chữ thập Đỏ trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã. Việc chuyển đổi này ngoài việc tinh gọn bộ máy, loại bỏ lực lượng dư thừa còn giúp các hội, quỹ hoạt động tập trung và hiệu quả hơn tại địa bàn từng địa phương.
Việc giải thể hội, quỹ cấp huyện giúp tinh giản bộ máy hành chính, giảm chi phí hoạt động và nâng cao hiệu quả quản lý, tập trung vào những nhiệm vụ cốt lõi, giảm chồng chéo và các khâu trung gian không cần thiết. Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện để tái phân bổ nguồn lực, tập trung vào những nhiệm vụ và hoạt động quan trọng hơn tại cấp tỉnh và cơ sở.
Việc giải thể hội, quỹ cấp huyện là một phần của quá trình tái cấu trúc bộ máy hành chính. Việc này đòi hỏi sự kết hợp với các biện pháp khác như đổi mới mô hình tổ chức, tinh giản biên chế và cải cách thủ tục hành chính.
Việc chuyển đổi bộ máy hành chính cần có lộ trình cụ thể, những giải pháp đồng bộ, nếu triển khai hợp lý sẽ giúp Việt Nam có quá trình cải cách hành chính hiệu quả, phù hợp với xu thế quốc tế và nhu cầu phát triển trong nước, Luật sư Trương Thành Thiện nêu rõ.
Việc chuyển đổi hội, quỹ cấp huyện là sự cần thiết để định hướng hoạt động, phù hợp với sự kỷ nguyên vươn mình phát triển của đất nước./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-05-22 18:00:00
[Bản tin 18h] Sẽ trình Trung ương 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới theo vị trí việc làm
-
2025-05-22 15:44:00
Miễn học phí cho học sinh công lập cả nước, học sinh tư thục được hỗ trợ
-
2025-05-22 14:00:00
Điểm nóng 22/5: Tổ chức đi học tập kinh nghiệm, Chủ tịch huyện bị phê bình
Tổ chức chuỗi hoạt động xứng tầm truyền thống vẻ vang 100 năm Báo chí cách mạng
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 22/5
[Bản tin 18h] Quốc hội chốt lịch bầu cử là ngày 15/3/2026
Điểm nóng 21/5: Phương án sắp xếp trụ sở làm việc sau sáp nhập tỉnh
PODCAST 6AM: Điểm tin nổi bật sáng 21/5
[Bản tin 18h] Bộ Y tế yêu cầu chuẩn bị cơ sở cách ly, điều trị COVID-19
Đại biểu Quốc hội: Mạnh tay xử lý người nổi tiếng sai phạm để bảo vệ cộng đồng
Điểm nóng 20/5: Hoa hậu Thùy Tiên có thể bị xử phạt ra sao?
Trao giải sáng tác về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác