(vhds.baothanhhoa.vn) - Trước áp lực của các kỳ thi, hầu hết học sinh phải gồng sức và mệt mỏi, vì thế các phụ huynh cũng thường quan tâm chăm sóc hơn. Đọc bài báo có ghi lại hình ảnh ông bố đứng hàng giờ quạt cho con ngủ trưa để tiếp tục làm bài thi buổi chiều khiến tôi rơi lệ. Tình cảm của bố mẹ dành cho con lúc nào cũng vô bờ bến. Với các ông bố, bà mẹ, được quạt cho con, được đồng hành với con - nhất là trong những thời điểm con vất vả - là hạnh phúc!. “Cơm con ăn, tay mẹ nấu. Nước con uống, tay mẹ đun. Trời nóng bức, gió từ tay mẹ...”, câu hát ấy vẫn ngọt ngào như tình cha, tình mẹ.

Tình yêu thương không bao giờ là đủ

Trước áp lực của các kỳ thi, hầu hết học sinh phải gồng sức và mệt mỏi, vì thế các phụ huynh cũng thường quan tâm chăm sóc hơn. Đọc bài báo có ghi lại hình ảnh ông bố đứng hàng giờ quạt cho con ngủ trưa để tiếp tục làm bài thi buổi chiều khiến tôi rơi lệ. Tình cảm của bố mẹ dành cho con lúc nào cũng vô bờ bến. Với các ông bố, bà mẹ, được quạt cho con, được đồng hành với con - nhất là trong những thời điểm con vất vả - là hạnh phúc!. “Cơm con ăn, tay mẹ nấu. Nước con uống, tay mẹ đun. Trời nóng bức, gió từ tay mẹ...”, câu hát ấy vẫn ngọt ngào như tình cha, tình mẹ.

Tình yêu thương không bao giờ là đủ

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Quả thật, chứng kiến quãng thời gian con ngập trong đống bài vở, kể cả đến đêm trước khi thi còn thức tới 1 - 2 giờ sáng để ôn bài và phải dậy từ 5h sáng để chuẩn bị đến trường, rồi cả buổi sáng làm bài, trưa thì không có được một nơi nghỉ tử tế, phải nằm ở ghế sân trường hay nhà thi đấu chẳng cha mẹ nào không thương xót. Hành động đứng cả giờ đồng hồ quạt cho con ngủ có lẽ chẳng là gì so với sự lo lắng, chăm sóc mà bố mẹ dành cho con. Và những đứa con cũng thấy hạnh phúc khi được hưởng tình yêu thương đó.

Một số người cho sự vô tư đón nhận, mặc nhiên đón nhận như là lẽ tất yếu, là phù hợp với cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”. Tuy nhiên, nếu nhìn từ phía sự trưởng thành của một đứa trẻ thì lại khác. Cái vô tư ấy nên chăng cần phải gọi là sự vô tâm và có chút ích kỷ của con. 15 tuổi trở lên, các con đủ lớn, đủ trưởng thành để hiểu về yêu thương và chia sẻ. Đưa hình ảnh này ra thăm dò ý kiến con gái tôi, nó trả lời: Con nghĩ bạn này sống ở thành phố, việc bỏ vài chục nghìn ra mua một chiếc quạt tích điện cầm tay không khó. Cắm sạc từ tối hôm trước thì trưa hôm sau dùng thoải mái. Thế con không nghĩ rằng, bố mẹ không chỉ đứng quạt mà thậm chí còn có thể cởi áo ra để che nắng cho con à?. Nó cười nói: - Cũng được, nhưng chẳng cần thiết.

Đó lại là suy nghĩ rất thực dụng của một đứa trẻ. Việc yêu thương và dạy dỗ con cái không có mẫu số chung với mỗi gia đình. Có người cho việc nghiêm khắc rèn con là tốt. Có người dạy con bằng yêu thương vô điều kiện. Tất cả cùng một mục đích để thấy được con cái mình trưởng thành.

Nhưng, nghĩ cho cùng, đừng nhìn một hình ảnh – một khoảnh khắc mà nâng quan điểm và khắt khe hay phê phán những đứa trẻ còn chưa thực sự vào đời. Bởi cũng như tất cả chúng ta, chỉ khi có con, chăm con chúng ta mới hiểu hết tấm lòng bố mẹ, những người sẵn sàng dành cho con mọi thứ để nhận thiệt thòi về phía mình. Tôi còn nhớ bố tôi chỉ “thích” ăn chân gà để cho con ăn đùi, nhìn thấy con sốt ốm là lo lắng, trưa mất điện thì quạt cho chúng tôi đến rã tay và chưa bao giờ đánh mắng con. Bố tôi nói: Ký ức đứa trẻ được yêu thương chắc chắn hạnh phúc hơn đứa trẻ chỉ nhận được sự lạnh lùng, rèn dũa!

Chi Anh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]