(vhds.baothanhhoa.vn) - Mánh khóe lừa đảo không gian mạng liên tục biến tướng dưới nhiều hình thức, các đối tượng lừa đảo khi thì đóng vai người bán, lúc lại trở thành người mua khiến nạn nhân không kịp trở tay.

Tội phạm mạng biến hóa khôn lường

Mánh khóe lừa đảo không gian mạng liên tục biến tướng dưới nhiều hình thức, các đối tượng lừa đảo khi thì đóng vai người bán, lúc lại trở thành người mua khiến nạn nhân không kịp trở tay.

Tội phạm mạng biến hóa khôn lường

Các tài khoản mạng xã hội có nguy cơ bị tội phạm mạng khai thác và lợi dụng. Ảnh minh họa

Không chỉ bị thiệt hại về mặt tài chính, các đối tượng lừa đảo mạng còn để lại những vết thương tâm lý cho nạn nhân. Chị N.T.L (35 tuổi, ngụ phường Lam Sơn, Thanh Hóa) chia sẻ trong tâm trạng vẫn chưa hết bình tĩnh sau khi bị lừa đảo: “Tôi có rao bán chiếc laptop trên một nhóm Facebook. Sau đó, một người đã liên hệ và ngỏ lời mua. Anh ta rất nhiệt tình, lâu lâu còn gửi tin nhắn hỏi thêm chi tiết về sản phẩm, khiến tôi hoàn toàn tin tưởng”. Nhắc lại khoảnh khắc bị lừa, chị L nghẹn ngào kể: “Người này còn giả vờ chuyển nhầm tiền, nói rằng đã gửi nhưng do lỗi hệ thống nên tiền sẽ đến chậm. Tôi cứ tin tưởng giao hàng. Kết quả, sau khi nhận được hàng, anh ta cũng biến mất không dấu vết”.

Lúc đóng vai người mua, khi thì làm người bán để lừa đảo. Những người tiêu dùng như anh H.V.M (30 tuổi, TP.Thanh Hóa) cũng phải “bái phục” trước chiêu trò lừa đảo của các đối tượng tội phạm mạng: “Tôi lướt mạng tìm mua một chiếc điện thoại cũ trên trang thương mại điện tử. Chỉ chưa đầy 1 phút có vô số trang mời chào, tha hồ lựa chọn, với nhiều mức giá đa dạng có phụ kiện kèm theo. Liên hệ với người bán có tài khoản T.K anh ta rất nhẹ nhàng, gửi ảnh, video, còn cam kết hàng chính hãng. Thậm chí họ còn cho xem hoá đơn mua hàng để tăng độ tin cậy, tôi không ngần ngại mà chuyển luôn tiền cọc 50% giá trị chiếc điện thoại là 6.000.000 đồng. Sau 2 ngày nhận được hàng, khui ra tôi tá hỏa món hàng tôi nhận được là một chiếc hộp rỗng, lúc đó tôi điện thoại cho người bán thì đã bị chặn liên lạc. Tôi lên trang cá nhân của tài khoản T.K nhưng đã xóa toàn bộ dấu vết và số tiền của tôi cũng “không cánh mà bay”. Anh M kể lại.

Tội phạm mạng biến hóa khôn lường

Người dùng mạng cần trang bị kiến thức và kỹ năng giúp có thể tự bảo vệ mình tốt hơn trên không gian mạng.

Theo đó, các hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo mức độ thiệt hại. Trong đó, mức hình phạt cao nhất đối với đối tượng vi phạm là bị phạt tù từ 12 đến 20 năm hoặc tù chung thân. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản. Tuy nhiên, việc truy tìm đối tượng trong các giao dịch trên mạng đã và đang trở thành bài toán khó cho các cơ quan chức năng bởi danh tính của các đối tượng lừa đảo thường được che giấu tinh vi.

Hành vi biến hoá linh hoạt trong vai trò người bán, kẻ mua để lừa đảo là một thực trạng đáng báo động trong xã hội hiện nay. Đòi hỏi, sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng và sự nâng cao nhận thức từ phía người dân để giảm thiểu những hậu quả đáng tiếc. Theo đó, để tránh trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân cần kiểm tra kỹ trước khi giao dịch tìm hiểu thông tin về đối tác, yêu cầu các tài liệu chứng minh rõ ràng. Lựa chọn phương thức giao hàng nhận tiền (COD). Đồng thời, nếu như không gặp trực tiếp cần hết sức thận trọng với người giao dịch quá nhiệt tình bởi chúng sử dụng sự khéo léo để lừa đảo.

Phú Lan


Phú Lan

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]