(vhds.baothanhhoa.vn) - Là “đầu tàu” kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh, TP Thanh Hóa xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng thành phố thông minh, bền vững, mang lại môi trường sống chất lượng, tiện ích, an toàn cho người dân.

TP Thanh Hóa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh

Là “đầu tàu” kinh tế, chính trị - xã hội của tỉnh, TP Thanh Hóa xác định đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên 3 trụ cột chính là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, xây dựng thành phố thông minh, bền vững, mang lại môi trường sống chất lượng, tiện ích, an toàn cho người dân.

TP Thanh Hóa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minhTP Thanh Hóa thực hiện hiệu quả Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

Trong những năm qua, TP Thanh Hóa quan tâm, đầu tư, triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) trong cả hệ thống chính trị, ở các cấp, ngành trên tất cả các lĩnh vực và xác định lấy hiện đại hóa nền hành chính công làm nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá.

Với việc đẩy mạnh thực hiện Đề án đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên địa bàn TP Thanh Hóa, các TTHC đều được công khai trên Trang thông tin điện tử thành phố, trên hệ thống màn hình cảm ứng tra cứu TTHC ở bộ phận một cửa thành phố và trên bảng tin ở các phường, xã. Thành phố cũng đã thực hiện có hiệu quả các ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan hành chính trên địa bàn, đặc biệt là phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống thông tin một cửa điện tử, thư điện tử công vụ; sử dụng hiệu quả hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc (TD-Office)...

Hiện nay, 100% các cơ quan Nhà nước trên địa bàn TP Thanh Hóa được kết nối, sử dụng Hệ thống TD-Office phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; 100% cán bộ, công chức (CBCC) đã thực hiện tiếp nhận, luân chuyển, xử lý văn bản đi/đến, dự thảo, xin ý kiến, trình duyệt, ký số, phát hành văn bản trên phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc; 100% văn bản và hồ sơ công việc được thực hiện trên môi trường mạng. Tính từ ngày 5/11/2023 đến ngày 5/6/2024, tổng số lượt văn bản trao đổi, xử lý trên môi trường điện tử là 182.804 văn bản (112.101 văn bản đến; 70.703 văn bản đi); tỷ lệ văn bản được ký số đạt 100%, giúp cho hoạt động của cơ quan, phòng, ban, đơn vị công khai, minh bạch, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan Nhà nước.

TP Thanh Hóa cũng thường xuyên cấp bổ sung chữ ký số chuyên dùng của Ban cơ yếu Chính phủ, tài khoản thư công vụ... đảm bảo đầy đủ chữ ký số của tổ chức, cá nhân phục vụ việc ký số hồ sơ, văn bản điện tử trên môi trường mạng (hiện thành phố đã đề nghị và được cấp 510 chứng thư số cá nhân và 74 chứng thư số tổ chức); 100% CBCC tại phòng chuyên môn sử dụng thư điện tử công vụ trong giải quyết công việc hàng ngày.

Tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thành phố và 34 phường, xã được bố trí đầy đủ bàn ghế ngồi chờ, máy tính có kết nối mạng dành cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch, thực hiện tra cứu thông tin; lắp đặt camera theo dõi toàn bộ khu vực làm việc của bộ phận một cửa có kết nối với cơ quan Nhà nước cấp trên và trong toàn hệ thống; bố trí khu vực đặt các trang thiết bị: máy lấy số xếp hàng tự động kết nối tới hệ thống thông tin một cửa điện tử.

Tại UBND thành phố và UBND các phường, xã đều đã thực hiện số hóa 100% kết quả giải quyết TTHC; tỷ lệ trung bình hồ sơ đã được số hóa là 50%. Thực hiện việc tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên phần mềm phản hồi Thanh Hóa. Đây là kênh tương tác trực tuyến giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan chức năng của TP Thanh Hóa về các vấn đề phát sinh cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đời sống dân sinh và sản xuất, kinh doanh... Trong 6 tháng đầu năm 2024, thành phố đã tiếp nhận, xử lý 46 phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân trên “Phần mềm phản hồi Thanh Hóa”.

TP Thanh Hóa đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minhTrường THCS Đông Hương (TP Thanh Hóa) đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy học và quản lý nhà trường.

Xác định phát triển kinh tế số tạo nền tảng thúc đẩy phát triển và tạo ra các giá trị tăng trưởng mới, TP Thanh Hóa đã phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, các hộ kinh doanh cá thể chuyển đổi sang sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ trên các nền tảng số. Tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp thay đổi quy trình sản xuất, tăng cường ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại, sáng tạo các mô hình sản xuất mới phù hợp, hiệu quả. Hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử: voso.vn; postmart.vn... Trong đó, đã hỗ trợ đưa 23/23 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử, đồng thời ứng dụng đồng bộ các nền tảng công nghệ số phục vụ công tác quản lý, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm; hướng dẫn các hộ kinh doanh bán lẻ trên địa bàn ứng dụng các nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt như: Ứng dụng Viettel Pay, VNPT Money...; hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, chủ hộ kinh doanh chủ động tiếp cận chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh; ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo lập các trang facebook, zalo... để quảng bá, giới thiệu, cung cấp thông tin sản phẩm để mở rộng thị trường kinh doanh...

Xây dựng xã hội số an toàn, nhân văn, tạo đột phá về hạ tầng, đảm bảo liên thông, đồng bộ, hiện đại, thành phố đã triển khai các phòng học thông minh; hướng dẫn các nhà trường xây dựng các video bài giảng trực tuyến đưa vào kho dữ liệu dùng chung toàn ngành phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; phối hợp triển khai bổ sung các phần mềm trong hệ sinh thái giáo dục thông minh, như: thẻ điểm danh thông minh, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục, tích hợp thanh toán học phí qua VNPT Pay. Bên cạnh đó, thực hiện cài đặt các ứng dụng vnEdu Teacher, vnEdu Connect để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh cập nhật thông tin, tương tác giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đến nay, toàn thành phố đã có 151/151 trường học sử dụng Vnedu để điều hành công việc; 151/151 trường học sử dụng sổ liên lạc điện tử.

Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa đã triển khai việc sử dụng thẻ căn cước công dân trong khám, chữa bệnh thay thế thẻ BHYT kết nối hệ thống khám, chữa bệnh từ xa với các bệnh viện tuyến Trung ương; triển khai thanh toán phí dịch vụ y tế không dùng tiền mặt và hóa đơn điện tử... Tính đến nay, công tác triển khai tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử cho người dân trên địa bàn thành phố đạt tỷ lệ trên 97%.

Công an thành phố, UBND các phường, xã triển khai hệ thống giải pháp camera giám sát an ninh trật tự, đến nay đã lắp đặt hơn 18.000 mắt camera giám sát. Các camera được lắp đặt, phủ kín ở các tuyến đường chính, các khu vực, địa bàn trọng điểm... trên địa bàn toàn thành phố.

Cùng với đó, thành phố cũng đẩy mạnh thanh toán điện tử, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong thanh toán không dùng tiền mặt để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số.

Những thành tựu bước đầu mà TP Thanh Hóa đạt được trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số chính là động lực để TP Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy chuyển đối số, đưa TP Thanh Hóa trở thành “khung tham chiếu” về chuyển đổi số của toàn tỉnh, mang đến nhiều giá trị thụ hưởng cho người dân, doanh nghiệp.

Bài và ảnh: Linh Hương



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]