Trưng bày 100 hiện vật về sức hủy diệt của vụ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản
Triển lãm gồm các bức ảnh về Hiroshima, Nagasaki sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử vào năm 1945 và chân dung của các Hibakusha - những người sống sót trong các vụ ném bom nguyên tử trong Thế chiến 2.
Triển lãm tại Trung tâm Hòa bình Nobel ở Oslo. (Ảnh: Kyodo)
Ngày 11/12, một cuộc triển lãm về Nihon Hidankyo - tổ chức đại diện cho những người sống sót sau các vụ ném bom nguyên tử tại Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, giành giải Nobel hòa bình trong năm 2024, đã khai mạc tại Trung tâm Hòa bình Nobel ở Oslo, Na Uy.
Triển lãm trưng bày khoảng 100 hiện vật, gồm các bức ảnh về Hiroshima và Nagasaki sau vụ Mỹ ném bom nguyên tử vào năm 1945 và chân dung của các Hibakusha, tức những người sống sót trong các vụ ném bom nguyên tử trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Phát biểu tại lễ khai mạc ngày 11/12, ông Terumi Tanaka, đồng chủ tịch tổ chức Nihon Hidankyo nhấn mạnh sự cần thiết của việc hiểu và biết đến sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân nhằm loại bỏ chúng. Do đó, rất cần có những triển lãm như thế này được tổ chức.
Bảo tàng tưởng niệm hòa bình Hiroshima cung cấp hình ảnh kỹ thuật số các bức vẽ của Hibakusha mô tả sự hủy diệt diễn ra ngay sau vụ nổ, trong khi thành phố Nagasaki cung cấp các bức ảnh nhà thờ Urakami bị tàn phá.
Triển lãm cũng trưng bày một tác phẩm sắp đặt làm bằng gỗ Hiroshima của kiến trúc sư Kengo Kuma người Nhật Bản để kể câu chuyện của Hibakusha.
Ông Kjersti Flogstad, Giám đốc Trung tâm hòa bình Nobel, khẳng định cần tiếp tục nói lên sức hủy diệt của vũ khí hạt nhân, cũng như đấu tranh để chống lại việc sử dụng chúng.
Nihon Hidankyo được thành lập để bảo vệ quyền lợi của các nạn nhân, cung cấp hỗ trợ y tế, và vận động cho hòa bình, cũng như ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong tương lai. Khi trao giải Nobel Hòa bình 2024, Ủy ban Nobel Na Uy đánh giá những nỗ lực phi thường của Nihon Hidankyo và những đại diện khác của Hibakusha đã đóng góp rất lớn vào nỗ lực loại bỏ vũ khí hạt nhân.
Số phận của những người sống sót sau thảm họa Hiroshima và Nagasaki lâu nay đã bị che giấu và lãng quên.
Năm 1956, các hiệp hội Hibakusha địa phương cùng với các nạn nhân của các cuộc thử vũ khí hạt nhân ở Thái Bình Dương đã thành lập Liên đoàn các tổ chức của những nạn nhân bom A và bom H của Nhật Bản. Tên gọi này được rút gọn thành Nihon Hidankyo trong tiếng Nhật. Đây là tổ chức Hibakusha lớn nhất và có tầm ảnh hưởng nhất tại đất nước Mặt Trời mọc.
Theo kế hoạch, triển lãm sẽ kéo dài đến hết tháng 11/2025./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2024-12-17 09:11:00
Khả năng có nhiều đợt rét đậm, rét hại trong 2 tháng đầu năm 2025
-
2024-12-17 07:25:00
Công bố 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024
-
2024-12-12 10:34:00
Tinh thần “Việt Nam hạnh phúc”: Vượt qua khuôn khổ một cuộc thi
Ngày của Phở 12/12: Nhìn lại hành trình đưa Phở Việt Nam vươn tầm quốc tế
Hơn 1.000 nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn khai mạc Tuần Văn hóa-Du lịch Kon Tum
Tuần phim kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Nỗ lực chống vũ khí hạt nhân giúp Nihon Hidankyo đoạt Nobel Hòa bình 2024
Tuần Văn hóa Việt Nam tại Lào năm 2024
Tấm bản đồ tìm đến sự thịnh vượng
Những “bông hoa” nơi đại ngàn
“Squid Game” 2 được đề cử giải thưởng Quả Cầu Vàng dù chưa ra mắt
Dàn Hoa hậu, Á hậu đồng loạt quy tụ trong chương trình Táo Xuân 2025