(vhds.baothanhhoa.vn) - Ngày 8/11, tại Hội trường nhà khách Tỉnh ủy, Công ty TNHH một thành viên Nxb Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị góp ý kiến cho bản thảo tác phẩm "Văn hóa dân gian Mường Thanh Hóa" của tác giả, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải.

Tin liên quan

Đọc nhiều

‘Văn hóa dân gian Mường - Thanh Hóa’ - cái nhìn khái quát về lễ tục của người Mường

Ngày 8/11, tại Hội trường nhà khách Tỉnh ủy, Công ty TNHH một thành viên Nxb Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị góp ý kiến cho bản thảo tác phẩm "Văn hóa dân gian Mường Thanh Hóa" của tác giả, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Cao Sơn Hải.

Quang cảnh hội nghị.

Tham dự hội nghị có GS.TS Khoa học Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trên địa bàn tỉnh.

Dân tộc Mường là một dân tộc thiểu số bản địa ở Việt Nam. Ở Thanh Hóa, người Mường sống tập trung chủ yếu tại các huyện: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Bá Thước, Lang Chánh... với dân số khoảng 36 vạn người.

Từ lâu, người Mường có nền văn học dân gian phong phú, và nền văn học dân gian chính là một bộ phận quan trọng của văn hóa dân gian Mường. Văn hóa dân gian Mường nói chung, ở Thanh Hóa nói riêng không chỉ tồn tại văn hóa đọc mà còn phục vụ cho diễn xướng, và trong đời sống sinh hoạt. Người Mường không có chữ viết nên văn học nói riêng và văn hóa phi vật thể nói chung đều là văn hóa dân gian. Đó là những giá trị minh triết và nhân văn đặc sắc riêng. Tuy nhiên, theo sự biến thiên của xã hội, môi trường thiên nhiên, văn hóa dân gian Mường đang dần mất đi.

Là người con của dân tộc Mường, lại được đào tạo bài bản, kinh qua nhiều vị trí công tác khác nhau, nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải đã tích lũy được khối lượng kiến thức tư liệu thực sự phong phú về văn hóa dân gian của người Mường. Tác phẩm "Văn hóa dân gian Mường - Thanh Hóa" chính thức được tác giả nghiên cứu trong gần 20 năm. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, đó là thành quả cả một đời say mê, tìm hiểu và gắn bó với văn hóa Mường của ông.

Trên cơ sở nghiên cứu của những tác giả, tác phẩm văn hóa dân gian đi trước, tác phẩm "Văn hóa dân gian Mường - Thanh Hóa" của nhà nghiên cứu Cao Sơn Hải được các nhà chuyên môn đánh giá cao về chất lượng, đạt đến độ "chín" nhất định.

Nói về tác phẩm tại hội nghị, GS.TS Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đánh giá: "Tác phẩm mang đến cho người đọc cái nhìn khái quát về những lễ tục của người Mường. Đây được xem là một trong những tác phẩm đầu tiên xuất bản song ngữ (Kinh - Mường), khi được xuất bản, Thanh Hóa lại có thêm một công trình nghiên cứu văn hóa dân gian chất lượng, mới mẻ. Bởi tác phẩm không chỉ sưu tầm, giới thiệu mà còn có sự phân định rạch ròi để người đọc hiểu và thấm".

Sau hội nghị góp ý, với hơn 1.400 trang bản thảo, tác phẩm "Văn hóa dân gian Mường - Thanh Hóa" sẽ được chỉnh sửa, bổ sung những nội dung cần thiết trước khi chính thức xuất bản.

Thu Trang


Thu Trang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]