(vhds.baothanhhoa.vn) - Lễ hội Lam Kinh gắn với khu di tích lịch sử Lam Kinh, vừa mang tính khuôn phép cung đình, vừa mang đậm yếu tố dân gian truyền thống. Bên cạnh phần đại lễ trang trọng, tôn nghiêm nhằm ca ngợi, tôn vinh công đức anh hùng dân tộc Lê Lợi và vương triều Hậu Lê trong lịch sử, lễ hội Lam Kinh thực sự là một di sản quý không chỉ trong kho tàng lễ hội truyền thống mà còn góp phần làm đầy thêm cho văn hóa Việt Nam ở phần “đậm đà bản sắc”.

Đặc sắc lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh gắn với khu di tích lịch sử Lam Kinh, vừa mang tính khuôn phép cung đình, vừa mang đậm yếu tố dân gian truyền thống. Bên cạnh phần đại lễ trang trọng, tôn nghiêm nhằm ca ngợi, tôn vinh công đức anh hùng dân tộc Lê Lợi và vương triều Hậu Lê trong lịch sử, lễ hội Lam Kinh thực sự là một di sản quý không chỉ trong kho tàng lễ hội truyền thống mà còn góp phần làm đầy thêm cho văn hóa Việt Nam ở phần “đậm đà bản sắc”.

Đặc sắc lễ hội Lam Kinh

Lễ hội Lam Kinh là bức tranh toàn cảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nổi bật với các nét chấm phá là “hội thề Lũng Nhai”, “Lê Lai cứu chúa”, “Giải phóng thành Đông Quan”, “Lê Thái Tổ đăng quang”… Lễ hội Lam Kinh còn là nơi các trò diễn dân gian truyền thống Xứ Thanh được dịp tái hiện một cách sinh động, giàu màu sắc, giàu sức biểu cảm và giá trị nghệ thuật với các trò Xuân Phả, Bình Ngô, Sanh Ngô, Chiềng, dân ca dân vũ Đông Anh, đấu vật, võ thuật cổ truyền…

Đặc sắc lễ hội Lam Kinh

Mặc dù mang dấu ấn của nhà nước quân chủ tập quyền ở thời kỳ lớn mạnh nhất, song càng về sau này lễ hội Lam Kinh vẫn có bóng dáng dân gian. Đó không chỉ là “cái không gian văn hóa bình dân vẫn bao bọc lấy Lam Kinh, thể hiện bằng cả một kho tàng các lễ tục, lễ hội của đồng bào Mường, Thái, Kinh”; mà họ cũng chính là người gìn giữ các trò diễn xướng cung đình, tránh được sự mai một cho các giá trị văn hóa phi vật thể ấy khi nhà Lê suy tàn. Để rồi, tìm về lễ hội Lam Kinh là tìm về với một không gian văn hóa vô cùng đặc sắc, sống động.

Đặc sắc lễ hội Lam Kinh

Ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa mà lễ hội này đang “nuôi dưỡng” có khả năng khơi dậy niềm tự hào trong mỗi người dân đất Việt. Để mỗi lần trẩy hội Lam Kinh vào ngày 22-8 âm lịch hàng năm là một lần con người ta hướng về công đức tiền nhân để ngưỡng vọng, ngợi ca và để thấy được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ và phát huy giá trị di sản trong đời sống đương đại.

Nhóm PV CT-XH


Nhóm PV CT-XH

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]