(vhds.baothanhhoa.vn) - Lễ hội sết Boọc Mạy - tết cây bông là sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái nói chung và ở bản Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh nói riêng. Đến nay, lễ tục này vẫn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây mỗi độ tết đến, xuân về.

Đặc sắc lễ hội Sết Boọc Mạy của người Thái ở Cán Khê

Lễ hội sết Boọc Mạy - tết cây bông là sinh hoạt văn hóa tinh thần độc đáo của cộng đồng người Thái nói chung và ở bản Mó 1, xã Cán Khê, huyện Như Thanh nói riêng. Đến nay, lễ tục này vẫn là sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân nơi đây mỗi độ tết đến, xuân về.

Đặc sắc lễ hội Sết Boọc Mạy của người Thái ở Cán Khê

Hàng năm vào ngày 10 tết người Thái ở bản Mó 1, xã Cán Khê lại tổ chức lễ hội để Nhân dân bày tỏ tấm lòng với tổ tiên, trời đất, cầu mong mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Vào ngày này, cộng đồng người Thái còn mời cả người Mường, người Kinh sinh sống trong làng bản đến dự lễ hội.

Lễ vật để cúng là những sản vật tự nhiên như hoa quả... Đặc biệt còn có một con lợn do chính nhà thầy Mo nuôi và chăm sóc trong một năm.

Cúng lợn có ý nghĩa quan trọng trong lễ hội bởi con lợn sẽ mở đường dẫn âm binh lên mường trời để bẩm báo với Pó Then (Ngọc Hoàng) báo cáo về việc Mo Mùn dưới mương piêng (trần gian) đã làm được nhiều việc tốt, cứu được nhiều người khỏi bệnh, thay mặt cho người mương piêng xin cảm tạ Pó Then không để cho các dịch bệnh đi xuống mường dưới và ban cho mường dưới được mưa thuận, gió hòa, người mường dưới được sống an lành, mùa màng tươi tốt.

Ngoài ra, lễ vật còn có một mâm xôi, một con gà, 4 chai rượu, mỗi mâm 2 quả trứng gà và 1 kg gạo, 4 khăn vuông của người Thái, nến thắp bằng sáp ong, 4 cái kiếm và một số đồ trong túi của thầy mo, 4 cái đệm ngồi, 4 khăn piêu, 4 cái ô tự làm, 4 thầy cúng được thầy Mo mời đến dự, dựng cây hoa (cây bông) giữa nhà và 1 hũ rượu cần để trước cây hoa, trên cây hoa có 1 dây dài vắt từ bàn thờ Mo Mùn đến đỉnh cây hoa gọi là “sái mương” và khi kết thúc lễ hội thầy mo sẽ đưa cây hoa lên mường trời tặng Pó Then.

Đặc sắc lễ hội Sết Boọc Mạy của người Thái ở Cán Khê

Sau khi phần lễ kết thúc, một hồi chiêng của thầy mo vang lên, lễ hội thực sự được bắt đầu “rượu cần hơi men say, mừng lễ hội làng ta, khai hội mừng xuân mới”. Phần hội với nhiều trò chơi, trò diễn như: Đánh mảng, nhảy sạp, ném còn, hát múa dưới cây bông.

Cây bông là vật trung tâm trong lễ hội được làm bằng tre hoặc luồng, hoa cây bông được làm từ cây dâu, cây sắn, cây chục bục với các hình chim, thú, dụng cụ lao động sản xuất. Tùy thuộc vào thế hệ nhà mo mà cây bông được làm 3, 5, 7, 9, 12 tầng. Hiện nay, cây bông trong lễ hội được làm 9 tầng, với hàng ngàn hoa. Mỗi cây bông được đồng bào ví như một số phận con người, mỗi bông hoa là một mùa vụ.

Đặc sắc lễ hội Sết Boọc Mạy của người Thái ở Cán Khê

Đồng bào Thái nơi đây mong muốn trong thời gian tới chính quyền và cơ quan chuyên môn có phương án bảo vệ, khuyến khích những nghệ nhân dân gian nâng cao ý thức gìn giữ và truyền dạy cho các thế hệ trẻ di sản văn hóa quý giá này.

Quốc Hương - CTV


Quốc Hương - CTV

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]