(vhds.baothanhhoa.vn) - Từ dân dã  được Từ điển từ láy tiếng Việt thu thập và giải nghĩa như sau:

“DÂN DÔ và “Dà DÂN”

Từ dân dã được Từ điển từ láy tiếng Việt thu thập và giải nghĩa như sau:

“DÂN DÃ I. dt. (id). Dân quê (nói khái quát). Bẩm rằng dân dã chúng tôi. Tấm lòng xin ngỏ, chút lời xin thưa”. (Nhị độ mai). II. tt. Giản dị chất phác theo lối dân quê. Sống dân dã; “Trông cô khắc khoải một niềm tin dân dã: Anh chưa chết là anh còn sống (Ma Văn Kháng)”.

Thực ra, dân dã là từ ghép đẳng lập Hán Việt Việt tạo: dân có nghĩa là bình dân, thường dân; dã là đồng ruộng,thôn dã,chất phác, quê mùa. Chúng ta có thể tìm thấy nghĩa đẳng lập trong cách giảng của Hán ngữ đại từ điển:

- “dân: Bình dân; trăm họ; Nhân dân nói chung. Đối xưng với “vua, quan””.

- “dã: 1. vùng đất xa kinh thành; 3. khoáng dã, hoang dã; 5. đồng ruộng; 6. phiếm chỉ thôn dã; 10. chỉ dân gian, những người không nắm quyền lực chính trị, đối nghĩa với “triều đình”; 11. chất phác, không phù hoa, đối nghĩa với “văn vẻ”; 13. không hợp lễ nghĩa, không câu nệ lễ tiết; 14. chỉ bỉ lậu, thô lỗ”.

Trong Hán ngữ không có từ dân dã mà có từ dã dân Đây là một từ ghép phân nghĩa, chỉ những người dân sống ở vùng đất xa kinh thành xưa kia, mà Hán ngữ đại từ điển giảng cụ thể như sau:

“dã dân: Cổ đại cư ư “lục toại” chi dân. Lục toại, Chu đại vương thành bách lí ngoại chí nhị bách lí nội đích hành chính khu hoạch -

nghĩa là “dã dân: Cổ đại chỉ dân “lục toại”. Nguyên thời nhà Chu, đơn vị hành chính phân định trong khoảng đất hai trăm dặm ở bên ngoài kinh thành một trăm dặm, thì gọi là “lục toại”.

Trong tiếng Việt, dân dã là một từ Hán Việt Việt tạo (từ có yếu tố gốc Hán, do người Việt tạo ra, không có trong tiếng Hán), có hai nghĩa:

- dân dã (danh từ) chỉ người “dân ở làng mạc, xa thành thị” (định nghĩa của Việt Nam tự điển - Lê Văn Đức), gần nghĩa với dã dân trong tiếng Hán.

- dân dã (tính từ) có nghĩa là chất phác, mộc mạc.

Như vậy, nghĩa thôn dã, chất phác của chữ dã mà Hán ngữ đại từ điển giảng, thể hiện rất rõ nghĩa trong từ dân dã.

Trong tiếng Việt còn có hàng loạt những từ có chứa yếu tố dã như: sơn dã (nơi rừng núi hoặc đồng ruộng, trong quan hệ đối lập với nơi thành thị); thôn dã (chốn nông thôn, về mặt là nơi dân dã, đơn sơ và bình dị); khoáng dã (nơi đồng không, vắng vẻ); hoang dã (nơi bỏ hoang hẻo lánh; có tính chất tự nhiên của núi rừng, xa đời sống của xã hội loài người); dã thú (thú sống hoang dã ở rừng núi), dã man (chưa văn minh; tàn ác như dã thú); dã nhân (tên gọi thông thường của các động vật linh trưởng), dã mã (ngựa hoang; bụi trần)... Tất cả đều mang nghĩa của chữ dã mà chúng ta đã phân tích ở trên.

Lý Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]