(vhds.baothanhhoa.vn) - Sinh ra trong gia đình dòng dõi làm quan, là con trai thứ của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi, Binh bộ Thượng thư Thái bảo Đăng Quận công Nguyễn Khải đã có một sự nghiêp làm quan rạng danh tiên tổ, ghi danh sử sách. Vậy nhưng, về thăm di tích Đền thờ ông ở vùng đất Cổ Bôn xưa, nay là xã Đông Thanh (Đông Sơn) hậu thế không giấu nổi cảm xúc xót xa.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Sinh ra trong gia đình dòng dõi làm quan, là con trai thứ của Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi, Binh bộ Thượng thư Thái bảo Đăng Quận công Nguyễn Khải đã có một sự nghiêp làm quan rạng danh tiên tổ, ghi danh sử sách. Vậy nhưng, về thăm di tích Đền thờ ông ở vùng đất Cổ Bôn xưa, nay là xã Đông Thanh (Đông Sơn) hậu thế không giấu nổi cảm xúc xót xa.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Tương truyền, đền thờ - sinh từ Đăng Quận công Nguyễn Khải được lập dựng khi ông còn sống với quy mô bề thế. Nhưng ở thời điểm hiện tại công trình kiến trúc cổ gần như chỉ còn nền móng cũ.

Cuộc đời làm quan của Binh Bộ Thượng thư Nguyễn Khải gắn liền với giai đoạn nhiều biến động trong lịch sử dân tộc (cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII). Ông được giao phó nhiều trọng trách, thường xuyên cầm quân xung trận, từng được Vua Lê - Chúa Trịnh tin tưởng cho tham dự việc triều chính.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Với sự tôn kính dành cho Đăng Quận công Nguyễn Khải, hàng trăm năm qua người dân địa phương vẫn duy trì việc hương khói, thờ phụng ông.

Theo sách Võ tướng Thanh Hóa, trong cuộc đời làm quan của mình Nguyễn Khải từng trải qua nhiều trận đánh để bảo vệ kinh thành, ra trận thường xung phong lên trước, nêu gương sáng cho binh sĩ. Danh hiệu ông được ban phong dài 19 chữ: “Hiệp mưu Đường Võ Công thần, Trung quân Đô đốc, Phủ Tả Đô đốc, Phó tướng Đăng Quận công” và được người đời ca ngợi: “Bậc đại thần, đức rộng khắp dân sinh, có công với xã tắc, được Nhân dân phụng thờ, khắc tên vàng vào đá, ca tụng tiếng thơm trong thơ ca để nối danh đời sau”.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Hiện vật võ sĩ được tạo tác bằng đá nguyên khối còn lưu giữ tại di tích.

Đền thờ Đăng Quận công Nguyễn Khải được lập ngay khi ông còn sống. Tương truyền, với nhiều cống hiến cho đất nước, nên khi Đăng Quận công Nguyễn Khải về già, ông được triều đình cho phép lập “sinh từ” làm nơi dưỡng già, cũng là đền thờ lúc qua đời.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Bên trong di tích ẩm thấp.

Di tích đền thờ Đăng Quận công Nguyễn Khải khi xưa nằm giữa cánh đồng làng, có quy mô rộng lớn, bề thế với đầy đủ các hạng mục kiến trúc như: thành nội, thành ngoại, cung thượng, cung hạ, nhà nghỉ. Tuy nhiên, trải qua nhiều biến thiên lịch sử, di tích bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Và đổ nát

Năm 1990, trên nền móng cũ di tích được người dân dựng lên ngôi đền nhỏ để hương khói phụng thờ người đã khuất. Ở thời điểm hiện tại, ghé thăm di tích, lần tìm theo dấu tích xưa cũ còn sót lại, thật khó diễn tả sự xót xa: đền thờ quạnh vắng, ngói lợp đổ nát, nơi thờ tự tạm bợ.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Bia đá tại đền thờ Đăng Quạn công Nguyễn Khải ngày nay nằm trong khuôn viên nhà văn hóa cũ của làng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết, người trông coi, hương khói và quét dọn tại di tích bày tỏ: “Vào ngày tạnh ráo còn đỡ, mưa gió thực sự không biết “trú” ở đâu”.

Ông Lê Văn Thìn, Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thanh cho biết: “Trên địa bàn xã Đông Thanh hiện có 11 di tích đã được xếp hạng, trong đó di tích lịch sử văn hóa đền thờ và bia ký Đăng Quận công Nguyễn Khải được xếp hạng cấp tỉnh năm 2011. Hiện trạng xuống cấp của di tích đã diễn ra nhiều năm qua. Việc trùng tu, tôn tạo di tích ngoài nguồn xã hội hóa, rất cần có sự hỗ trợ kinh phí, chuyên môn của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng”.

Đền thờ Đặng Quận công Nguyễn Khải cần được trùng tu

Người dân địa phương mong mỏi di tích lịch sử - văn hóa đền thờ và bia ký Đăng Quận công Nguyễn Khải sớm được trùng tu, tôn tạo.

Đến bao giờ và khi nào di tích lịch sử - văn hóa đền thờ và bia ký Đăng Quận công Nguyễn Khải được trùng tu - tôn tạo xứng tầm với công trạng và danh tiếng của ông trong lịch sử. Đó vẫn là mong mỏi, chờ đợi của người dân nơi đây.

Khánh Lộc


Khánh Lộc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]