(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Cách đây 130 năm, tại xã Ba Đình (Nga Sơn) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp xâm lược do các sĩ phu yêu nước: Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã đi vào lịch sử với những chiến công chói lọi của nhân dân ta. Không ít người đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa và cái chết của họ mãi ghi danh bởi lòng can đảm bất diệt.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Di tích khởi nghĩa Ba Đình cần sớm được xây dựng xứng tầm

(VH&ĐS) Cách đây 130 năm, tại xã Ba Đình (Nga Sơn) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa lớn nhất của phong trào Cần Vương chống lại thực dân Pháp xâm lược do các sĩ phu yêu nước: Đinh Công Tráng, Phạm Bành và Hoàng Bật Đạt chỉ huy. Cuộc khởi nghĩa Ba Đình đã đi vào lịch sử với những chiến công chói lọi của nhân dân ta. Không ít người đã hy sinh trong cuộc khởi nghĩa và cái chết của họ mãi ghi danh bởi lòng can đảm bất diệt.

Di tích có nguy cơ trở thành phế tích

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá ý nghĩa sự hy sinh của nhân dân ta trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình: “Máu đào của các liệt sỹ đã làm cho lá cờ cách mạng thêm đỏ chói. Sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do. Nhân dân ta phải đời đời ghi nhớ công ơn của các liệt sỹ”.

Âm vang cuộc khởi nghĩa Ba Đình vẫn còn vang vọng mãi. Nhiều dấu tích của cuộc khởi nghĩa còn đọng lại như 3 đình làng ở 3 làng: Mỹ Khê, Mậu Thịnh, Thượng Thọ. Riêng làng Mỹ Khê còn sắc phong của triều đình. Qua thời gian và biến cố thăng trầm của lịch sử, giờ đây các đình làng chỉ còn là bãi đất trống. Vị trí tiền tiêu chỉ còn là phế tích.

Để giáo dục truyền thống lịch sử cho con cháu, huyện Nga Sơn, xã Ba Đình đã xây dựng 1 phòng truyền thống, trong đó một số hiện vật của cuộc khởi nghĩa còn lưu lại. Trường THCS Ba Đình hiện đang đặt trong trung tâm khu di tích. Trước sân trường có một nhà bia đã xuống cấp.

Học sinh trường THCS Ba Đình đang nghe giới thiệu về cuộc khởi nghĩa.

Bà Mai Thị Na - Phó Phòng VH-TT huyện cho biết: “Căn cứ khởi nghĩa Ba Đình đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia năm 1992 và năm 2009 được tỉnh cấp 80 triệu đồng xây dựng nhà bia, nhà truyền thống, phục chế một số hiện vật cuộc khởi nghĩa. Mặc dù huyện Nga Sơn đã có đề án quy hoạch khu di tích, song thực tế đáng buồn là di tích đang có nguy cơ trở thành phế tích.

Cần sớm được đầu tư xây dựng xứng tầm

Mặc dù vào các dịp kỷ niệm 100 năm, 120 năm cuộc khởi nghĩa Ba Đình, huyện Nga Sơn đã có nhiều động thái tích cực đầu tư kinh phí in ấn tập sách quý giới thiệu về cuộc khởi nghĩa Ba Đình, đồng thời kêu gọi nhân dân và con em xa quê đóng góp xây dựng di tích nhưng hiệu quả chưa được nhiều. Vừa qua xã Ba Đình đã đầu tư kinh phí đổ bê tông đường vào khu di tích với chiều dài 270 m.

Được biết, Ba Đình là một xã thuần nông, cuộc sống người dân còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây thực hiện chương trình xây dựng NTM, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện đáng kể, nhưng việc đầu tư trùng tu các di tích còn hạn hẹp. Chủ tịch UBND xã Ba Đình - bà Hoàng Thị Huệ bày tỏ mong muốn: Nhà nước cần sớm khôi phục lại di tích xứng tầm, trong đó tập trung vào xây dựng đồn tiền tiêu, 3 đình làng, phòng truyền thống để giáo dục tốt cho các thế hệ trẻ và thu hút khách tham quan du lịch.

Với ý nghĩa đó, Tiến sĩ Phạm Văn Tuấn - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di sản văn hóa Thanh Hóa chia sẻ: Trước mắt lựa chọn những hạng mục cần thiết để tu bổ, chú ý các điểm tiền tiêu, bia dẫn tích, khôi phục lại một số đoạn thành bị hủy hoại. Đối với 3 đình làng của cuộc khởi nghĩa khi khôi phục cần phải nghiên cứu kĩ lưỡng trên cơ sở những dấu tích còn lại và cắm bia dẫn tích. Nhà truyền thống phải có phương án đầu tư xây dựng, phục hồi lại các chiến tích và sưu tầm các hiện vật đang còn sót lại trong dân...

Thanh Hóa là tỉnh có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh. Việc đầu tư chống xuống cấp các di tích là việc làm thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền. Di tích khởi nghĩa Ba Đình là di tích cấp Quốc gia cần được quan tâm đầu tư hơn nữa. Để phát huy tác dụng di tích, tỉnh cần dành một nguồn kinh phí xứng đáng đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó là nguồn kinh phí xã hội hóa do nhân dân, con em xa quê đóng góp. Có như vậy di tích mới nhanh chóng được xây dựng, trùng tu, tôn tạo lại đáp ứng sự mong mỏi của nhân dân và du khách gần xa.

Thúy Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]