(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Hội thề Lũng Nhai gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do người anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo. Hội thề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đã mở đầu cho những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, giành lại giang sơn đất nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai: Cần sớm được đầu tư xứng tầm

(VH&ĐS) Hội thề Lũng Nhai gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh xâm lược do người anh hùng dân tộc Lê Lợi lãnh đạo. Hội thề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đã mở đầu cho những thắng lợi của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc chiến chống giặc Minh xâm lược, giành lại giang sơn đất nước.

Ngày 31/12/2013, Di tích lịch sử văn hóa địa điểm Hội thề Lũng Nhai tại đồi Bái Chanh trên khu vực núi Pù Me, thuộc làng Lũng Mi, xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp Bằng Di tích cấp tỉnh. Mặc dù có ý nghĩa và giá trị to lớn về mặt văn hóa giáo dục lịch sử, nhưng di tích Hội thề Lũng Nhai vẫn chưa nhận được sự quan tâm đầu tư xứng tầm.

Di tích lịch sử văn hóa Hội thề Lũng Nhai chưa được quan tâm.

Để lên được di tích, du khách phải vượt qua một đoạn đường đất dài, dốc,ngày nắng xe máy có thể lên, ngày mưa buộc phải đi bộ. Tại khu trung tâm của di tích Lũng Nhai các hạng mục như bia tưởng niệm vinh danh 19 vị anh hùng tham gia buổi lễ hội thề, hệ thống tượng đài, miếu thờ, nhà tưởng niệm, phù điêu... vẫn chưa được xây dựng.

Tại vị trí theo truyền thống bao đời vào các ngày lễ người dân đến dâng hương tưởng nhớ các vị anh hùng trong hội thề, một gian nhà thờ đã được người dân trong vùng xây dựng nhưng không có người trông coi. Xung quanh khu nhà thờ rác, phân gia súc vương vãi khắp nơi.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, 57 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng cho biết: “Kể từ khi di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai được nhận bằng xếp hạng cấp tỉnh đến nay chưa nhận được bất kỳ sự quan tâm đầu tư nào từ cấp tỉnh, Nhà nước. Tất cả sự đầu tư, tôn tạo, tu bổ đều do người dân trong vùng đóng góp, lấy từ ngân sách địa phương. Trước kia có một doanh nghiệp ở Hà Nội đầu tư mở đường lên khu di tích và bỏ tiền ra cho xây dựng một gian nhà thờ và nhà dừng chân cho du khách nên mới có được như ngày hôm nay”.

Miếu Phụng Dưỡng đang bị xuống cấp nghiêm trọng.

Ông Lê Xuân Đấu - Bí thư Đảng ủy xã Ngọc Phụng, chia sẻ: “Bằng nguồn kinh phí huy động người dân địa phương cùng các nhà hảo tâm, chúng tôi đã xây dựng được một gian thờ, ba gian khách ngồi nghỉ và một đoạn đường đi lên khu di tích. Chúng tôi có nguyện vọng được cấp trên quan tâm đầu tư hỗ trợ, thực hiện quy hoạch khu di tích, đầu tư ban đầu cho xứng tầm nhằm giáo dục lịch sử truyền thống yêu nước cho thế hệ mai sau”.

Còn ông Cầm Bá Huyến, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin UBND huyện Thường Xuân thì cho rằng: “Việc tôn tạo, tu bổ khu di tích lịch sử Hội thề Lũng Nhai gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn ngân sách, địa phương lại là một huyện miền núi nghèo nên rất cần được sự hỗ trợ về vốn. Hiện nay khu di tích vẫn chưa có quy hoạch cụ thể, việc quy hoạch phụ thuộc vào ý kiến của các nhà khoa học, khi đó mới cho xây dựng bia tưởng niệm, cụm tượng, đình, miếu thờ...”.

Sông Lô



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]