(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong tiếng Việt, “cổ kính”  là từ khá thông dụng. Tuy nhiên, việc giải nghĩa từ, yếu tố cấu tạo từ của “cổ kính”  trong các sách từ điển tiếng Việt còn thiếu thống nhất.

“Kính” trong “cổ kính” nghĩa là gì?

Trong tiếng Việt, “cổ kính” là từ khá thông dụng. Tuy nhiên, việc giải nghĩa từ, yếu tố cấu tạo từ của “cổ kính” trong các sách từ điển tiếng Việt còn thiếu thống nhất.

“Kính” trong “cổ kính” nghĩa là gì?

-Từ điển tiếng Việt (New Era) giải thích: “Cổ kính: Cổ xưa và đáng kính • Những truyền thống cổ kính của dân tộc”.

- Từ điển từ và ngữ Hán Việt (GS Nguyễn Lân): “Cổ kính (cổ: xưa cũ; kính: tôn trọng) Lâu đời rồi, nhưng còn đáng tôn trọng: Những công trình kiến trúc cổ kính của ông cha để lại”.

- Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Cổ kính [tính từ] cổ và có vẻ trang nghiêm • tòa lâu đài rêu phong và cổ kính; cây đa cổ kính”.

Như vậy, các sách từ điển trên đây, hoặc giải thích rõ nghĩa yếu tố “kính”, hoặc giải nghĩa từ “cổ kính” theo hướng “kính” nghĩa là kính trọng, trang nghiêm. Riêng Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, bản có chú chữ Hán cho những từ Hán Việt - 2015) ghi rõ mặt chữ kính, trong cổ kính là (nghĩa là cung kính).

Vậy, có đúng kính trong cổ kính nghĩa là kính trọng, cung kính không? Xin lại trích dẫn cách giải thích của một số từ điển khác:

- Hán Điển giảng nghĩa từ “cổ kính” như sau: [simple and vigorous]

nghĩa là: “cổ kính [có vẻ chất phác mà hùng hồn, đầy khí lực] [chỉ về thư pháp, hội họa] Có vẻ cổ phác mà hùng kiện, bút lực già dặn • Ví dụ: triện thư cổ kính”.

- Đại Nam quấc âm tự vị (Huình Tịnh Paulus Của): “cổ kính: Sành sỏi, cứng cáp theo điệu xưa (văn chương)”.

- Việt Nam tự điển (Hội Khai trí tiến đức): “cổ kính già dặn, cứng mạnh: Nét bút cổ kính”.

Như vậy, kính trong cổ kính có tự hình là nghĩa là cứng mạnh, chứ không phải chữ kính tự hình là nghĩa là tôn trọng. Trong Hán ngữ, từ cổ kính

thường dùng để chỉ vẻ đẹp cổ điển, thể hiện sự già dặn, hùng hồn, rắn rỏi, đặc biệt là trong thư pháp, hội họa. Với tiếng Việt, nghĩa của cổ kính rộng hơn, hiện nay chủ yếu dùng để mô tả những sự vật, công trình kiến trúc cổ có dáng vẻ già nua, rêu phong, trầm mặc.

Cuối cùng, cũng xin nói thêm, trong tiếng Việt còn có từ cổ kính dùng trong văn học, thường gắn với câu thơ Đập cổ kính ra tìm thấy bóng/ Xếp tàn y lại để dành hơi, thì chữ kính ở đây lại có nghĩa là gương, cổ kính là gương xưa, gương cũ – cái gương mà người khuất bóng đã từng soi hàng ngày.

Lý Thủy



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]