(vhds.baothanhhoa.vn) - Sau cái vụ xe cộ ở chuyện “Một tấc đến giời”, lũ bạn thành phố không còn thấy gọi tôi tham gia các cuộc nhậu nữa. Thôi thì mặc kệ chúng nó, tôi càng có thời gian đi hóng chuyện làng. Làng tôi - cái làng không phải bất cứ làng nào mà quý vị từng biết, vừa mới thành lập một câu lạc bộ nghệ thuật tuồng.

Một cách “truyền lửa” văn hóa

Sau cái vụ xe cộ ở chuyện “Một tấc đến giời”, lũ bạn thành phố không còn thấy gọi tôi tham gia các cuộc nhậu nữa. Thôi thì mặc kệ chúng nó, tôi càng có thời gian đi hóng chuyện làng. Làng tôi - cái làng không phải bất cứ làng nào mà quý vị từng biết, vừa mới thành lập một câu lạc bộ nghệ thuật tuồng.

Một cách “truyền lửa” văn hóa

Ảnh minh họa.

Thực ra là khôi phục lại đội tuồng của làng thì đúng hơn, bởi xa xưa, làng tôi từng là “cái nôi” của tuồng. Thế rồi trong một thời gian dài, tuồng cũng chung số phận với nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian khác, bị lấn át bởi các sản phẩm văn hóa mới và dần trở thành trầm tích trong đời sống xã hội.

May mắn là làng vẫn còn những nghệ nhân cao niên lưu giữ được tinh hoa môn nghệ thuật truyền thống độc đáo này. Vài năm gần đây, khi điều kiện kinh tế khấm khá hơn, các cụ mới họp bàn khôi phục lại đội tuồng của làng. Gia đình vị giáo sư mà tôi nhiều lần nhắc đến, rồi con em xa quê thành đạt biết tin thì vui lắm, ủng hộ tích cực cả về vật chất và tinh thần, từ việc mua dụng cụ, trang phục, đến hỗ trợ biên soạn các tích tuồng...

Rồi tối biểu diễn ra mắt câu lạc bộ cũng đến. Từ chiều, hội đồng làng đã thông báo thời gian diễn, kêu gọi bà con đến thưởng thức; bác trưởng làng cùng với đại diện các đoàn thể còn đến tận nhà để kêu gọi các gia đình đến xem. Bởi các bác hiểu, tuy tuồng là di sản văn hóa quý của làng, nhưng lại là sản phẩm văn hóa... mới hoàn toàn với đại đa số người làng - không chỉ với thế hệ trẻ mà cả lớp trung niên.

Ông giáo già về hưu dẫn theo 2 đứa cháu nội - đứa học tiểu học, đứa học cấp 2 - tạt qua nhà rủ tôi cùng đi xem. Kể không phải ông giáo, tôi đã ôm lấy cái ti vi rồi, có trận bóng cuối tuần rõ hay.

“Mấy đứa trẻ con hỷ mũi chưa sạch, biết gì về chèo với tuồng mà thầy giáo dẫn đi xem” - tôi làu nhàu hỏi ông giáo.

“Ô, thế anh biết gì nào?” - ông giáo từ tốn hỏi lại. Tôi gãi đầu gãi tai. “Các cháu bây giờ, khả năng tiếp thu kiến thức nhanh, có những điều tôi với anh chưa kịp hiểu, các cháu đã hiểu rồi. Tôi còn biết, nhiều trường học, từ bậc tiểu học đã rất coi trọng việc bồi dưỡng kiến thức văn hóa truyền thống cho học sinh. Cho các cháu đi xem tuồng cổ, cũng là một cách gia đình cùng nhà trường giáo dục các cháu vậy”. Hai cháu nghe ông nói, chế lại tôi: “Đấy, chú mới là không biết gì ấy...”.

Hôm đấy câu lạc bộ diễn vở tuồng về một đại tướng quân, cũng là Thành hoàng của làng. Vở diễn thành công đến mức trên đường về, từ người lớn đến trẻ nhỏ còn bắt chước giọng nói, điệu bộ của các nghệ sĩ, nhất là dáng vẻ kiêu hùng trong điều binh, diệt giặc của ông tướng. Không khí râm ran khắp các ngõ xóm.

Hai đứa cháu nội ông giáo không ngừng bàn luận: “Ông ạ, ngay khi ông tướng bước ra sân khấu, chưa cần mặc áo tướng với cắm cờ trên lưng, là cháu đã biết ông tướng ấy tài giỏi thế nào rồi, cứ nhìn cách trang điểm của ông ấy là cảm nhận được...”. Đứa lớn nói chưa dứt câu, đứa bé đã tranh lời: “Em cũng biết vậy. Em còn biết động tác chân thế này... động tác vung roi thế này, là khi ông tướng đang cưỡi ngựa nhé”...

Ông giáo xoa đầu 2 đứa cháu cười bảo: “Giỏi lắm các cháu. Đấy là: “Vạn lý trường chinh tam tứ bộ/ Thiên binh vạn mã ngũ lục quân” - là tính ước lệ trong tuồng, tinh hoa văn hóa của dân tộc đấy các cháu ạ. Bây giờ các cháu hiểu được như thế, ham thích như thế là ông vui lắm rồi. Dần dà, ông sẽ giảng giải thêm”.

Rồi ông giáo quay sang tôi, gương mặt toát lên vẻ hạnh phúc: “Anh thấy không, tuồng hay di sản văn hóa truyền thống, có trong huyết quản của mỗi người làng, vấn đề là đánh thức tình yêu ấy thế nào”.

Nguyên Phong


Nguyên Phong

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]