(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong những tháng của mùa xuân sau Tết Nguyên đán người ta nô nức đi lễ rất đông ở khắp nơi để cầu mong mọi sự tốt lành.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Mùa xuân nghĩ về văn hóa lễ hội

Trong những tháng của mùa xuân sau Tết Nguyên đán người ta nô nức đi lễ rất đông ở khắp nơi để cầu mong mọi sự tốt lành.

Người Việt Nam chúng ta có số người đi lễ nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, nhận thức cho đúng ý nghĩa của việc đi lễ đầu năm là điều không dễ.

Lễ hội và nhân cách người đi lễ

Theo từ điển Hán – Việt của Đào Duy Anh định nghĩa lễ là “cách bày tỏ kính ý” (kính ý = lòng thành kính). Lễ gồm có lễ độ âm (lễ cho người chết), lễ độ dương (lễ cho người sống, có thể cho bản thân hoặc người khác) nhằm nhiều mục đích như cầu bình an (khi gặp tai nạn), cầu đào bệnh (khi ốm đau bệnh tật), cầu mát (cầu cho người hấp hối mau được siêu thoát), cầu phúc thọ, cầu tài lộc…

Người đi lễ, trước hết phải là người có “tâm đức”, phải hiểu sâu “chữ phúc” khi đến chùa lễ phật, thánh mới chấp nhận và phù hộ cho mọi sự tốt lành. Còn những người nói rất hay, nhưng chẳng có hành động đạo đức làm nhiều việc thiện, việc tốt từ trong gia đình đến xã hội mà đến chùa lễ cầu lộc, cầu tài thì phật, thánh không bao giờ chấp nhận. Đúng như cụ Khổng Tử - Nhà tư tưởng lớn, một triết gia tài năng thời phong kiến Trung Hoa đã nói: “Người không có “đức nhân” thì lễ mà làm gì?”.

Ở nước ta, cha ông ta xưa có những câu ca rất thiết thực, giáo dục người đời phải “tu nhân”. “Cha mẹ hiền lành để đức cho con” và khuyên bảo người đời hiểu biết về “tín ngưỡng” để có cái “Tâm” mà đi lễ bái:

Thứ nhất thì tu tại gia

Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Ba loại tu này liên kết với nhau, một là tu trong gia đình trên thuận dưới hòa, trong ấm ngoài êm; hai là tu chợ, làm tốt việc buôn bán, không gian lận; ba là tu chùa, khi đến chùa lễ mội người phải kiểm tra bản thân đã làm tròn nghĩa vụ tu thân, tu trong gia đình và tu ở chợ. Lúc này vào chùa lễ phật, thánh kiểm tra hai loại tu trên đã tu tốt chưa? Nếu tu tốt được vào chùa lễ và được phật thánh ghi vào danh sách là người có “tâm đức” hiểu sâu chữ “phúc”. Ngược lại hai loại tu, chưa làm đúng lời giao huấn của phật thánh mà vào chùa lễ thì phật, thánh loại trừ ngay tức khắc.

Có cần kiến thức về văn hóa tâm linh?

Mọi người có “tâm đức” đi lễ hội cần hiểu biết một cách nghiêm túc về lễ cúng, lễ hội sẽ mang lại cho tâm hồn tình cảm tốt lành.

Đại đức Thích Đức Thiện có 6 điều khuyên người đi lễ với lời tâm huyết:

1. Phải hiểu biết rõ đối tượng mình đi lễ, cụ thể biết rõ vị phật, thánh là ai? Công trạng ra sao? Chẳng hạn vào chùa phải biết tiểu sử Đức Thích Ca; vào Đình phải biết sự tích Thành Hoàng; đi lễ đền Bà Chúa Kho phải hiểu thấu đáo đức liêm khiết của bà để mà tu thân.

2. Lễ một cách thành kính đúng như định nghĩa của chữ lễ. Tức là tự mình lễ, tự mình khấn những điều mong ước, cầu nguyện, không nhờ người lễ hộ, không thuê người khấn hộ cũng không lễ hộ người khác. Nếu có nhờ nên yêu cầu họ đích thân đi lễ mới linh nghiệm.

3. Không ỷ lại vào việc lễ bái. Chớ ảo tưởng rằng xong là “automatic” tự động phật, thánh che chở, mình tha hồ muốn làm gì thì làm.

4. Không cầu khấn phật, thánh bao che tội lỗi của bản thân hoặc của người nhà. Phật, thánh lúc sinh thời đều là người đạo đức cao trong sáng như pha lê, không bao giờ đồng tình với kẻ xấu.

5. Sửa lễ cần trang nghiêm, thanh tịnh và đơn giản. Đừng tưởng lễ vật càng nhiều, càng đắt tiền thì phật, thánh đoái thương. Như thế là mình bộc lộ ý đồ hối lộ các ngài.

6. Giữ gìn nơi thờ tự sạch sẽ, không làm mất vệ sinh và trật tựcông cộng, chống ô nhiễm môi trường, đề phòng hỏa hoạn do thắp hương hoặc đốt vàng hóa sớ. Chấp hành nghiêm ngặt các quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương cũng như nội quy đền, chùa và các loại hình lễ hội.

Nguyễn Trọng Hữu


Nguyễn Trọng Hữu

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]