(vhds.baothanhhoa.vn) - Những năm qua chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện miền núi Mường Lát thường xuyên thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, bản sắc của các dân tộc.

Mường Lát bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua chính quyền và Nhân dân các dân tộc huyện miền núi Mường Lát thường xuyên thực hiện việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn, góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống, bản sắc của các dân tộc.

Mường Lát bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số

Di tích lịch sử đền thờ Tư Mã Hai Đào ở thị trấn Mường Lát được trùng tu, xây dựng.

Mường Lát là một huyện vùng cao biên giới có các dân tộc Thái, Dao, Khơ Mú, Mường, Mông, Kinh. Mỗi dân tộc tuy không hình thành nên những địa bàn định cư riêng biệt nhưng có sự tập trung ở một số vùng nhất định, với những bản sắc văn hóa riêng.

Đại bộ phận các dân tộc trên địa bàn sinh sống hòa thuận, quây quần bên nhau tạo nên sự giao thoa văn hóa hết sức đa dạng.

Mường Lát bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua các hình thức tuyên truyền, vận động đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là các di sản văn hóa phi vật thể.

Nhìn chung, việc thực hiện các chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện đã góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng với việc giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc.

Huyện luôn duy trì đội văn nghệ ở 8/8 xã, thị trấn cũng như tham gia các cuộc thi do huyện tổ chức. Các tiết mục văn nghệ được dàn dựng mang đậm bản sắc dân tộc của địa phương như: Khặp, hát giao duyên, hát về Đảng, Bác Hồ, múa xòe, múa sạp, múa khèn, múa ô, múa sanh tiền, khua luống…

Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, huyện đã tiến hành điều tra, kiểm kê được hơn 10 lễ hội, nghi lễ lớn như lễ Xên Bản (dân tộc Khơ mú); lễ cưới (dân tộc Mông); llễ cấp sắc (dân tộc Dao); lễ Xên Mường (dân tộc Thái)...

Mường Lát bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao.

Các trò chơi, trò diễn dân gian như đánh cù Mông, chọi cù Thái, kéo co, ném còn là một trong những phần chính của các hoạt động trong các ngày lễ góp phần bảo tồn các trò chơi dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Mường Lát.

Ngoài ra, các loại nhạc cụ như khèn, sáo, trống của đồng bào Mông; các ngành nghề thủ công truyền thống của dân tộc như dệt thổ cẩm, đan lát, thêu… đang được phát huy, giữ gìn.

Nhằm bảo tồn chữ viết của đồng bào các dân tộc, huyện đã phối hợp với Trường Đại học Hồng Đức, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổ chức được 3 lớp dạy chữ (chữ Dao 1 lớp; chữ Thái 1 lớp; chữ Mông 1 lớp).

Với mục tiêu đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về các giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong cộng đồng dân cư, huyện Mường Lát đang tiếp tục khôi phục và phát triển một số lễ hội truyền thống; nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh - truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số; huy động mọi nguồn lực xã hội hóa, cộng đồng dân cư, nguồn hỗ trợ để đầu tư bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với sản phẩm đặc trưng địa phương…

TRUNG LÊ


TRUNG LÊ

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]