(vhds.baothanhhoa.vn) - Với mục đích giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch, bệnh cho cán bộ, nhân viên y tế và người bệnh, nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đã và đang siết chặt việc quản lý, thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế đúng quy trình, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm phân loại rác thải y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh

Với mục đích giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch, bệnh cho cán bộ, nhân viên y tế và người bệnh, nhiều bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh đã và đang siết chặt việc quản lý, thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế đúng quy trình, đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm phân loại rác thải y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh

Rác thải y tế nguy hại được Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa xử lý bằng hệ thống máy móc hiện đại.

Thạc sỹ, Bác sỹ Hồ Quốc Hợp - Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết: Việc quản lý chất thải y tế trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 phải tuân thủ theo đúng quy định. Trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý phải đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, người tham gia quản lý chất thải và các đối tượng liên quan.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm phân loại rác thải y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh

Bệnh nhân dễ dàng phân loại rác thải dựa theo màu sắc, ký hiệu các thùng đựng rác thải.

Tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, lượng chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 200kg/ngày. Chất thải y tế nguy hại, có nguy cơ lây nhiễm, được phân loại ngay tại các khoa, phòng của bệnh viện thông qua việc bố trí các thùng rác thu gom có ký hiệu bằng chữ viết và màu sắc khác nhau.

Rác thải y tế sau khi thu gom được vận chuyển, tập kết về khu vực riêng, với các phòng có biển báo màu sắc tương ứng. Các phòng chứa này có máy lạnh, đảm bảo không phát tán dịch ra môi trường.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm phân loại rác thải y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh

Rác thải sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển về khu vực tập kết riêng tránh phát tán dịch bệnh ra ngoài.

Nhờ có sự phân biệt màu sắc, ký hiệu trên các thùng đựng rác như: Thùng rác màu xanh là thùng chứa rác thải thông thường; thùng màu vàng là rác thải y tế nguy hại; thùng màu trắng là rác thải tái chế; thùng màu đen là rác thải nguy hại nhưng không lây nhiễm, mà bệnh nhân đã dễ dàng trong việc phân loại, bỏ rác thải phù hợp.

Cũng theo Thạc sỹ, Bác sỹ Hồ Quốc Hợp, đối với rác thải rắn tại các khu vực phòng cách ly, phòng khám, điều trị cho bệnh nhân có nghi ngờ về dịch tễ bao gồm cả đồ vải, quần áo, khẩu trang… đều được coi là chất thải lây nhiễm và được phân loại ngay vào thùng chứa rác thải màu vàng.

Sau khi rác thải được phân loại, tập kết về khu vực chờ xử lý, nhân viên chuyên trách sẽ đưa rác thải bằng máy NEWSTER NW10 - Italy (hệ thống xử lý bằng tiệt khuẩn nhiệt ma sát) và máy STERILWAVE 440 - Bertin (công nghệ vi sóng tích hợp nghiền cắt) để xử lý.

Riêng đối với chất thải lỏng được thu gom vào hệ thống chung (trung bình 450 m³/ngày) và xử lý tại trạm xử lý nước bằng công nghệ AAO tiên tiến của Kubota Nhật Bản.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm phân loại rác thải y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh

Tại các phòng khám, cơ sở y tế việc trang bị hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn là quy định bắt buộc.

Khảo sát tại các cơ sở phòng khám trên địa bàn TP Thanh Hóa cho thấy: Đối với rác thải sinh hoạt, các cơ sở ký kết hợp đồng vận chuyển rác với Công ty môi trường và công trình đô thị Thanh Hóa. Riêng lượng rác thải y tế tại các cơ sở này không lớn, đa phần các phòng khám đều liên kết với tuyến bệnh viện lớn hoặc các đơn vị ngoài tỉnh có đủ trang bị máy móc tiên tiến để xử lý.

Đơn cử, tại phòng khám Đa khoa y khoa Hà Nội 4.0+ (địa chỉ phường Quảng Thắng, TP. Thanh Hóa) để xử lý rác thải y tế cũng như đảm bảo trong công tác phòng dịch, đơn vị đã liên kết với Bệnh viện đa khoa tỉnh trong việc thu gom, xử lý rác thải y tế. Riêng đối với nước thải y tế, cơ sở đã đầu tư hệ thống xử lý đạt chuẩn.

Đánh giá về vai trò của việc thu gom, xử lý rác thải y tế, Bác sĩ chuyên khoa II, Thầy thuốc ưu tú Lê Tiến Toàn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa TP Thanh Hóa cho biết: Rác thải y tế nguy hại tại các bệnh viện là một trong những nguồn lây lan dịch bệnh cao nếu không được cơ sở y tế quản lý chặt chẽ từ khâu thu gom đến quy trình xử lý, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp thì rất nguy hiểm.

Nâng cao ý thức, trách nhiệm phân loại rác thải y tế để hạn chế lây lan dịch bệnh

Việc hướng dẫn bệnh nhân bỏ rác đúng quy định là trách nhiệm của từng cán bộ, nhân viên y tế.

Theo ông Lê Tiến Toàn, ý thức của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân trong việc vứt bỏ, phân loại rác là không thể thiếu. Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa thành phố đã phân giao trách nhiệm tới từng khoa, phòng hướng dẫn, tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân biết để thực hiện.

Để đảm bảo việc quản lý chất thải và vệ sinh trong phòng, chống dịch các bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả theo tinh thần chỉ đạo tại Quyết định số 3455/QĐ-BCĐQG, ngày 5-8-2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.

Sơn Đình - Linh Hương


Sơn Đình - Linh Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]