(vhds.baothanhhoa.vn) - Nga Sơn là huyện có nhiều di tích, danh thắng. Đặc biệt các di tích này đều gắn liền với lễ hội truyền thống và hội làng như: lễ hội đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú); chùa Tiên, phủ Trèo, đền Bái La (xã Nga An); di tích động Bạch Á, động Từ Thức, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa (xã Nga Thiện); chùa Kim Quy thị trấn, chùa Thạch Tuyền, đền thờ Thám Hoa Mai Anh Tuấn (xã Nga Thạch)... Các địa điểm này có lượng khách tham quan du xuân đầu năm đều rất lớn, bình quân mỗi ngày từ 30 - 40 lượt khách và được diễn ra chủ yếu từ mùng 1 đến 15 tháng giêng (âm lịch).

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nga Sơn: Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa gắn với lễ hội

Nga Sơn là huyện có nhiều di tích, danh thắng. Đặc biệt các di tích này đều gắn liền với lễ hội truyền thống và hội làng như: lễ hội đền thờ Mai An Tiêm (xã Nga Phú); chùa Tiên, phủ Trèo, đền Bái La (xã Nga An); di tích động Bạch Á, động Từ Thức, đền thờ nữ tướng Lê Thị Hoa (xã Nga Thiện); chùa Kim Quy thị trấn, chùa Thạch Tuyền, đền thờ Thám Hoa Mai Anh Tuấn (xã Nga Thạch)... Các địa điểm này có lượng khách tham quan du xuân đầu năm đều rất lớn, bình quân mỗi ngày từ 30 - 40 lượt khách và được diễn ra chủ yếu từ mùng 1 đến 15 tháng giêng (âm lịch).

Đối với lễ hội truyền thống chủ yếu mang màu sắc tâm linh, khôi phục nét đẹp bản sắc văn hóa vùng miền và mang tính giáo dục đạo đức truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” cho nhân dân. Hầu hết các lễ hội đều chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, những quy định của địa phương và quy ước của làng văn hóa đã đề ra. Lễ hội làng chủ yếu dâng hương tiến cúng thần hoàng làng, các anh hùng liệt sỹ của làng gắn với dịp gặp mặt đầu xuân, tặng quà các cụ cao niên trong làng và tổng kết 1 năm hoạt động của làng. Trong lễ hội thường tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao giữa các làng với nhau... Một số lễ hội lớn có ảnh hưởng rộng, thu hút nhiều khách trong và ngoài tỉnh như: lễ hội Mai An Tiêm, chùa Tiên, Phủ Bái Nại, chùa Kim Quy, lễ hội Đình Yên Khoái...

Nhìn chung các lễ hội đều được tổ chức đúng theo quy định, đối với di tích cấp quốc gia không quá 3 ngày, di tích cấp tỉnh chỉ được 1 đến 2 ngày. Phần lớn các lễ hội cơ bản đáp ứng đủ cơ sở vật chất từ nguồn khai thác xã hội hóa hoạt động hằng năm. Nhiều lễ hội tổ chức tốt cả phần lễ và phần hội tạo được ấn tượng tốt cho mọi người về tham quan, vãn cảnh. Không ít các di tích, danh thắng, đền, chùa được trùng tu, tôn tạo, mở rộng khuôn viên, cảnh quan thoáng mát tạo điểm đến tôn nghiêm, mang đến sự trải nghiệm độc đáo cho du khách...

Có được kết quả trên, những năm gần đây lãnh đạo huyện Nga Sơn đã tập trung nguồn kinh phí, chú trọng thu hút các nguồn lực từ xã hội hóa cho công tác bảo tồn, tôn tạo các di tích danh thắng. Bên cạnh đó còn đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; kết hợp với Sở VH,TT&DL, Hiệp hội du lịch trong và ngoài tỉnh giao lưu, giới thiệu về tiềm năng, thế mạnh của du lịch Nga Sơn. Từ đó, thu hút khách du lịch về với miền quê huyền thoại và cổ tích này...

Thanh Thúy


Thanh Thúy

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]