(vhds.baothanhhoa.vn) - Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan người đọc thường nhớ đến những bài thơ tình mang đầy tâm sự và đậm khí chất người lính, nhưng để lại sâu sắc và ấn tượng nhất trong lòng bạn đọc có lẽ là một “Màu tím hoa sim”, cái màu khiến người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi, tiếc thương cho một “em gái” hồng nhan bạc phận.

Nhớ mãi một Hữu Loan trong “Màu tím hoa sim”

Nhắc đến nhà thơ Hữu Loan người đọc thường nhớ đến những bài thơ tình mang đầy tâm sự và đậm khí chất người lính, nhưng để lại sâu sắc và ấn tượng nhất trong lòng bạn đọc có lẽ là một “Màu tím hoa sim”, cái màu khiến người đọc không khỏi xót xa, ngậm ngùi, tiếc thương cho một “em gái” hồng nhan bạc phận.

Nhớ mãi một Hữu Loan trong “Màu tím hoa sim”

Nhà thơ Hữu Loan. Ảnh: Internet

Đặc biệt, với lối viết tự do mang âm điệu giàu nhạc tình, tràn đầy tình yêu thương và xuất phát từ nỗi lòng của riêng ông, nhà thơ Hữu Loan đã chinh phục biết bao thế hệ người đọc cùng xúc động và đồng cảm theo trái tim tác giả.

Nhà thơ Hữu Loan, tên thật là Nguyễn Hữu Loan, sinh năm 1916, tạ thế ngày 18-3-2010 tại quê nhà ở thôn Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh (Nga Sơn, Thanh Hóa). Ông đỗ tú tài năm 1943, từng đi dạy học, tham gia Mặt trận bình dân, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa).

Bài thơ “Màu tím hoa sim” ra đời sau khi người vợ đầu tiên của ông là bà Lê Đỗ Thị Ninh qua đời tại quê nhà vào năm 1949. Nhà thơ nghe tin dữ khi đang trên đường hành quân khiến ông đã viết lên những vần thơ bất hủ và “Màu tím hoa sim” đã đi sâu vào lòng người đọc cho đến tận bây giờ.

Chiều hành quân

Qua những đồi hoa sim

Những đồi hoa sim

những đồi hoa sim dài trong chiều không hết

Màu tím hoa sim

tím chiều hoang biền biệt.

“Màu tím hoa sim” nói về một cuộc tình đau khổ trong chiến tranh. Nhân vật chính trong bài thơ là tác giả với cô thiếu nữ xinh đẹp Lê Đỗ Thị Ninh. Họ yêu nhau, cưới nhau, trước khi chia tay nhau để anh lính đi ra trận. Anh vẫn thường lo lắng nếu như mình bỏ mạng nơi chiến trường thì thương cho người vợ, thế nhưng vào cái ngày anh trở về với niềm háo hức, thì nghe tin vợ đã mất. Trong miền hồi tưởng, anh nhớ về những kỷ niệm xưa, với hình bóng dịu dàng, thầm lặng của người thiếu nữ, anh nghĩ đến những đứa em, những người anh của cô gái cũng đã đi lính nơi xa xăm. Rồi anh lại ra đi. Trên con đường hành quân, qua những đồi sim tím, hình bóng của người vợ nhỏ vẫn vang về đâu đó.

Nhớ mãi một Hữu Loan trong “Màu tím hoa sim”

Trên thực tế, bà Ninh là con gái của ông Lê Đỗ Kỳ, kỹ sư canh nông, đã từng giữ chức Tổng Thanh tra Canh nông Đông Dương. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Kỳ là đại biểu Quốc hội khoá đầu tiên. Vợ ông là con một nhà khoa bảng đất Thanh Hóa, sau cách mạng có công tác ở Hội phụ nữ. Hữu Loan quen biết gia đình ông Lê Đỗ Kỳ khi nhà thơ 26 tuổi và được mời về dạy học cho ba người con trai lớn của ông quan kỹ sư Canh nông, lúc đó cô Ninh mới 8 tuổi. Trong suốt thời gian ở trong gia đình họ Lê Đỗ, ông coi cô như em gái của mình.

Sau này, khi biết được gia đình ông bà Kỳ có ý tác thành, nhà thơ về thưa chuyện với ông bà xin cưới cô Ninh. Đám cưới diễn ra đơn giản. Bà Ninh tuy là con nhà giàu nhưng cô sống hết sức giản dị, ngày cưới cô còn không đòi phải may áo mới vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ.

Tôi người Vệ quốc quân

xa gia đình

Yêu nàng như tình yêu em gái

Ngày hợp hôn

nàng không đòi may áo mới

Nhà thơ và “cô em gái nhỏ” làm lễ thành hôn năm 1949 trong một lần ông xin về phép. Điểm nổi bật của đám cưới chỉ là chiếc bình hoa. Chiếc bình mà ba tháng sau ông về khóc vợ đã thành chiếc bình đựng hương trên mộ, chiếc bình hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh. Từ ngày cưới đến ngày cô Ninh mất là hơn 3 tháng. Số ngày cô sống bên chồng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô mất cũng mọc đầy những hoa sim tím.

Lấy chồng thời chiến binh

Mấy người đi trở lại

Nhỡ khi mình không về

thì thương

người vợ chờ

bé bỏng chiều quê...

Chiếc bình hoa ngày cưới

thành bình hương

tàn lạnh vây quanh

Hôm nay, ngày 18/3 là tròn 13 năm kể từ ngày nhà thơ Hữu Loan đi thật xa. Bạn đọc vẫn nhớ đến ông về một câu chuyện đời có thật nhưng lạ kỳ như một huyền thoại về một lão thi nhân. Hơn hết, câu chuyện về tác giả “Màu tím hoa sim” sẽ đi mãi vào lòng mỗi độc giả khi lướt qua. Và chừng nào người ta còn nói đến nhân cách một nghệ sĩ, một kẻ sĩ, thì cái tên Hữu Loan hẳn sẽ còn lấp lánh ánh kim cương.

Hương Giang (tổng hợp)


Hương Giang (tổng hợp)

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]