(vhds.baothanhhoa.vn) - Với sự nỗ lực cống hiến hết mình của hơn 100 nghệ sĩ, diễn viên, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã mang đến cho người dân ở khắp vùng miền xứ Thanh những xúc cảm nghệ thuật đong đầy.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nỗ lực hoạt động giữa bộn bề khó khăn

Với sự nỗ lực cống hiến hết mình của hơn 100 nghệ sĩ, diễn viên, trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã mang đến cho người dân ở khắp vùng miền xứ Thanh những xúc cảm nghệ thuật đong đầy.

Sôi động các chương trình hoạt động nghệ thuật mùa xuân

Hẳn với không ít người dân và khán giả yêu nghệ thuật truyền thống xứ Thanh thì cái tên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa nghe vừa quen, vừa lạ. Đó là bởi, trên cơ sở hợp nhất 3 đoàn nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương theo Quyết định (ngày 27/2/2017) của Chủ tịch UBND tỉnh đã ký thành lập Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa. Và ngày 20/10/2017, quyết định đã được công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, vẫn với những con người, gương mặt nghệ sĩ quen mặt ở các đoàn nghệ thuật riêng lẻ thì giờ đây dưới cùng mái nhà chung mang tên Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa. Họ cùng nhau luyện tập, cống hiến, phục vụ khán giả tỉnh nhà.

Được biết, sau khi thành lập, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa vẫn giữ nguyên cơ cấu ba đoàn Tuồng, Chèo, Cải lương bởi đặc thù của mỗi bộ môn nghệ thuật. Chính vì vậy, trong những ngày cận tết nguyên đán, Nhà hát đã tổ chức cho 3 đoàn đi biểu diễn phục vụ đồng bào vùng sâu vùng xa, nơi còn nhiều khó khăn, thiếu thốn: Như Thanh, Như Xuân, Cẩm Thủy... với mỗi đoàn 15 buổi biểu diễn, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân, để thêm niềm vui cho những ngày tết đến, xuân về.

Nếu tết cổ truyền là dịp để mọi người, mọi nhà nghỉ ngơi thì với các nghệ sĩ lại khác. Ta thấy họ ở phòng tập, sân khấu biểu diễn thay vì ở nhà. Phải vậy mà có nghệ sĩ nổi tiếng trong chương trình trò chuyện trên truyền hình đã trải lòng với đại ý: người nghệ sĩ không có khái niệm nghỉ tết. Thật sự là vậy! Năm nay, Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đã phối hợp với Nhà hát Ca múa kịch Lam Sơn tổ chức biểu diễn thành công chương trình nghệ thuật đêm giao thừa. Với những tiết mục được dàn dựng công phu, đặc sắc cùng sự tài hoa, cố gắng của mỗi người nghệ sĩ đã mang đến cho công chúng những xúc cảm tươi vui, đong đầy.

Bên cạnh đó, cũng trong đêm giao thừa, Nhà hát còn phối hợp với huyện Tĩnh Gia và BQL Khu kinh tế Nghi Sơn tổ chức biểu diễn những tiết mục nghệ thuật đầy mầu sắc.

Ngay từ ngày mùng 4 tết, các nghệ sĩ của Nhà hát lại cùng nhau ra quân khai xuân biểu diễn phục vụ người dân tại Tượng đài Lê Lợi, TP Thanh Hóa và các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Cẩm Thủy, Hoằng Hóa. Đặc biệt trong những ngày đầu xuân, Đoàn Cải lương thuộc Nhà hát còn tham gia biểu diễn ở 2 huyện Phú Xuyên và Thanh Trì (TP Hà Nội).

Các nghệ sĩ của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa biểu diễn phục vụ tại Lễ hội đền Nưa - Am Tiên.

Và hàng loạt các tiết mục nghệ thuật được Nhà hát dàn dựng biểu diễn trong dịp đầu xuân năm mới: phối hợp với TP Thanh Hóa tổ chức chương trình nghệ thuật phục vụ Tuần Văn hóa TP Hội An - TP Thanh Hóa Xuân Mậu Tuất 2018, trong đó chương trình giao lưu Giã bạntrong đêm bế mạc đã tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng công chúng trong và ngoài tỉnh; Chương trình nghệ thuật kỷ niệm Ngày hội truyền thống văn công chuyên nghiệp. Với sự đa dạng, phong phú của các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc, thông qua sự dàn dựng công phu, khéo léo của các nghệ sĩ, diễn viên đã mang đến cho những người có mặt cảm xúc mới lạ trong những ngày đầu xuân; các tiết mục nghệ thuật biểu diễn trong Hội nghị tổng kết của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức tại Thanh Hóa... Hàng loạt chương trình, tiết mục nghệ thuật được dàn dựng, tập luyện, biểu diễn hết mình đã thổi thêm sắc xuân cho một năm mới mang nhiều hi vọng.

Liên tục với những dự định, chương trình biểu diễn đáp ứng yêu cầu. Hiện tại, Nhà hát đang tích cực chuẩn bị các tiết mục nghệ thuật phục vụ lễ hội lớn trong tỉnh như Lễ hội đền Bà Triệu và nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng các sự kiện trọng đại ở các địa phương.

Cũng theo chia sẻ của lãnh đạo Nhà hát thì hiện tại công tác tuyển chọn kịch bản và dàn dựng tiết mục nghệ thuật để tham gia cuộc thi Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 2018 cũng đã đang gấp rút chuẩn bị, tập luyện với hi vọng sẽ giành được giải cao trong sân chơi nghệ thuật toàn quốc năm nay.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Với rất nhiều cố gắng, tập thể lãnh đạo, nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa đang từng bước mang đến những hơi thở nghệ thuật mới hơn, độc đáo, đặc sắc hơn cho khán giả trong tỉnh và ngoài tỉnh. Dẫu vậy, phía sau ánh đèn sân khấu thì cả tập thể Nhà hát với 125 con người cũng đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức.

Đạo diễn, NSƯT Trương Hải Thọ - Phó Giám đốc phụ trách Nhà hát chia sẻ: Việc thành lập Nhà hát trên cơ sở hợp nhất 3 đoàn nghệ thuật truyền thống là quyết định đúng đắn và hợp xu thế phát triển nghệ thuật của lãnh đạo tỉnh, ngành VHTT&DL. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi là vô vàn khó khăn mà một nhà hát mới thành lập phải đối mặt. Ai cũng biết với nghệ sĩ thì sức trẻ là vô cùng quan trọng. Trong khi đó lực lượng nghệ sĩ biên chế của Nhà hát thì phần nhiều đã lớn tuổi, thanh xuân hạn chế. Lực lượng chính tham gia biểu diễn trực tiếp hiện nay là thế hệ trẻ, trong diện hợp đồng (60/125) chiếm số lượng rất lớn, do Nhà hát chi trả lương. Do nguồn thu hạn hẹp nên mọi thứ chỉ ở mức tối thiểu do đó đời sống của người nghệ sĩ, nhân viên nhà hát cũng gặp nhiều khó khăn, đối mặt với nhiều nguy cơ.

Trang Khoa


Trang Khoa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]