(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong các năm 2021, 2022 và 9 tháng năm 2023, Lam Kinh đón được trên 652,5 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế gần 1,3 nghìn lượt. Đây là con số đáng mừng trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tại di tích lịch sử Lam Kinh; là thành quả bước đầu của việc đưa di tích trở thành một trong những điểm đến du lịch văn hóa - tâm linh quan trọng của tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy giá trị di sản Lam Kinh gắn với phát triển du lịch

Trong các năm 2021, 2022 và 9 tháng năm 2023, Lam Kinh đón được trên 652,5 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế gần 1,3 nghìn lượt. Đây là con số đáng mừng trong phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị tại di tích lịch sử Lam Kinh; là thành quả bước đầu của việc đưa di tích trở thành một trong những điểm đến du lịch văn hóa - tâm linh quan trọng của tỉnh Thanh Hóa.

Phát huy giá trị di sản Lam Kinh gắn với phát triển du lịch

Du khách tham gia Lễ hội Lam Kinh.

Để phát triển du lịch ở Lam Kinh, nhiều ý kiến đã chỉ ra rằng, trước hết phải chú trọng công tác quy hoạch tổ chức không gian du lịch phù hợp với Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; cũng như các quy định pháp lý được quy định trong Luật Di sản văn hóa, Luật Du lịch và các luật có liên quan. Từ đó, nhằm tránh cho các giá trị nguyên bản của di tích chịu các ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch, nhưng vẫn đáp ứng được tính tiện ích và hấp dẫn để phục vụ du lịch.

Việc phát triển du lịch phải gắn với việc đầu tư tôn tạo di tích và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại di tích (ăn uống, giải trí, trưng bày các sản phẩm làng nghề truyền thống, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của địa phương... phục vụ khách tham quan). Thời gian qua, di tích lịch sử Lam Kinh đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp, ngành trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Ban Quản lý Di tích Lam Kinh đã xây dựng đề cương Dự án “Đổi mới công tác quản lý, khai thác phát triển Khu di tích Lam Kinh”. Công tác quản lý khai thác di tích được gắn với việc bảo tồn di tích, do đó việc quản lý, bảo vệ và tu bổ các di tích gốc luôn được quan tâm. Cùng với đó, Di tích lịch sử Lam Kinh được xác định là một trong những khu du lịch trọng điểm trong quy hoạch và chiến lược phát triển của tỉnh. Do đó, bên cạnh những yếu tố gốc, nhiều hạng mục, công trình như cảnh quan môi trường, giao thông, hệ thống phòng trưng bày hiện vật, giới thiệu di tích, hệ thống điện, internet, biển báo, hệ thống thuyết minh tự động, hệ thống phòng cháy, chữa cháy... đã và đang được đầu tư đồng bộ.

Phát huy giá trị di sản Lam Kinh gắn với phát triển du lịch

Các tòa thái miếu đã được đầu tư trùng tu, tôn tạo.

Công tác tuyên truyền, xúc tiến và áp dụng các tiến bộ công nghệ vào quảng bá nhằm đưa di sản đến gần hơn với du khách cũng được các ban, ngành, đơn vị, địa phương quan tâm triển khai. Đồng thời, chú trọng khai thác giá trị các loại hình văn hóa phi vật thể của vùng đất Lam Sơn như lễ hội, trò chơi, trò diễn,... phục vụ du lịch. Bên cạnh việc xây dựng được sản phẩm du lịch lý tưởng, nhiều ý kiến cho rằng, cần chú trọng hơn nữa đến công tác nghiên cứu về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi Vương triều Lê để có nhiều tư liệu, di tích, di sản liên quan đến di tích được xếp hạng, xứng tầm với vị thế, giá trị của sự kiện trọng đại này trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta hơn 600 năm về trước.

Theo các nhà nghiên cứu, để phát huy giá trị Di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cần phải hình thành được các chuỗi giải pháp gắn kết hữu cơ với nhau để vừa bảo tồn di tích tốt, vừa phát huy giá trị di tích tốt hơn. Cần giải pháp lớn có tính tổng thể, chủ động nhằm xây dựng Lam Kinh thành trung tâm nghiên cứu, giáo dục lịch sử, thưởng ngoạn văn hóa và trải nghiệm hấp dẫn về khởi nghĩa Lam Sơn. Để “di tích có thể nuôi di tích” và di tích thực sự trở thành nền tảng, tạo nên nội lực làm giàu cho quê hương.

Tuy nhiên, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch cũng gặp không ít khó khăn, do nguồn kinh phí và nhân lực thực hiện công tác này còn nhiều hạn chế. Do đó, để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch được phát triển hiệu quả, thì ngoài sự quan tâm của tỉnh, cần có sự quan tâm, phối hợp của cấp ủy, chính quyền địa phương, các ban, ngành, đoàn thể và Nhân dân.

Nhóm PV Thời sự



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]