Ngày 14/12, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội phối hợp với Bộ VH,TT&DL và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức chương trình.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số

Ngày 14/12, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội phối hợp với Bộ VH,TT&DL và Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức chương trình.

Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu.

Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Tô Ngọc Thanh, cùng lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành, nhà khoa học, đại diện nghệ nhân, đồng bào các dân tộc...

Phát biểu khai mạc hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Nguyễn Thanh Bình nhấn mạnh: “Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung, của đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, trở thành nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước”.

Trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ, phát huy văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; 10 năm thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số đã đạt nhiều thành tựu quan trọng. Theo báo cáo của Bộ VHTTDL, trong thời gian qua, công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơmai một, tạo môi trường văn hoá lành mạnh, xoá bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa-du lịch. Đến nay đã có hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Cơ Tu, Mông, Nùng, Dao, Ba Na, Chứt, Khmer, XTiêng,Khơ Mú, Lào, Giáy, Lô Lô, Co, Mạ, Bố Y, Pà Thẻn, Ơ Đu, Tà Ôi, Hà Nhì, Cống, Shi La, Rơ Măm, Ê Đê, Bru-Vân Kiều,... được phục dựng bảo tồn và phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc.

Nhiều lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc thiểu số có số dân rất ít người (dưới 10.000 người) được mở ra tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình... Đến nay, đã có 134/271 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là của các dân tộc thiểu số; 276/617 nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số...

Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết hiện nay như: nhận thức của các cấp, các ngành trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; về thực trạng đáng báo động bởi nguy cơ mai một, thất truyền văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số. PGS.TS Phạm Lan Oanh (Viện Văn hoá nghệ thuật quốc gia Việt Nam) đưa ra dẫn chứng, giới trẻ dường như thờ ơ hay đứng ngoài việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lĩnh vực văn hoá nói chung, hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hoá nói riêng gặp phải những đặc thù, khó khăn, cần phải có tầm nhìn chiến lược, kiên trì và có lộ trình để thực hiện.Phó Thủ tướng so sánh, “Ngô khoai sắn giờ là đặc sản. Còn văn hóa dân gian là di sản nhân loại. Hoa văn, họa tiết của đồng bào dân tộc ít người dệt thổ cẩm, hay các công trình kiến trúc được doanh nghiệp trong và ngoài nước khai thác”. Vì vậy, để phát huy đặc sắc thì cần được phát triển kinh tế, phục vụ du lịch, cần có sự chung tay của cả Nhà nước và cộng đồng, trong đó ưu tiên áp dụng công nghệ, có chính sách đãi ngộ với nghệ nhân, đào tạo...

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, trách nhiệm bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa, văn hóa dân gian các dân tộc không chỉ là việc của từng cộng đồng dân tộc mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả mọi người. Đồng thời Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, thời gian tới Chính phủ cần tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phù hợp. Đặc biệt chú ý địa bàn, các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa, nhất là các dân tộc còn rất ít người, khu vực biên giới, hải đảo, khu tái định cư do di dân. Tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, bỏ những hủ tục lạc hậu...

Theo baodulich.net.vn


Theo baodulich.net.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]