(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” luôn được huyện Thạch Thành quan tâm, chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả nổi bật. Đặc biệt, huyện đã đạt nhiều thành tựu trong việc nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh việc cưới, việc tang, lễ hội, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển khắp địa bàn.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thạch Thành nỗ lực xây dựng đời sống văn hóa

(VH&ĐS) Những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” luôn được huyện Thạch Thành quan tâm, chú trọng thực hiện và đạt được những kết quả nổi bật. Đặc biệt, huyện đã đạt nhiều thành tựu trong việc nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh việc cưới, việc tang, lễ hội, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ phát triển khắp địa bàn.

Có dịp về xã Thành Mỹ với lễ hội Mường Đòn, được hòa mình vào lễ hội, vui chơi những trò chơi dân gian sôi nổi, cùng những tiết mục văn nghệ đặc sắc do chính người dân trong vùng biểu diễn mới thấy hết giá trị, sức sống mãnh liệt hàng bao đời nay từ lễ hội truyền thống. Đó không chỉ là dịp để mỗi người dân vùng Mường Đòn có cơ hội được giao lưu, gặp nhau để tình làng xóm thêm bền chặt, mà còn là dịp để gìn giữ, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống vốn có.

Ngoài lễ hội Mường Đòn ở xã Thành Mỹ, Thạch Thành còn có lễ hội Mường Đủ (xã Thạch Bình) của đồng bào dân tộc Mường cũng là niềm mong đợi của nhiều người dân trong vùng vào mỗi dịp tháng 2 âm lịch. Từ lễ hội, nhiều trò chơi, trò diễn dân gian ngày xuân cũng được tổ chức, góp phần tạo nên phong trào văn hóa, văn nghệ đặc sắc.

Phong trào văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện Thạch Thành có nhiều khởi sắc.

Là huyện miền núi, đời sống người dân còn gặp không ít khó khăn, nhưng những năm qua, các cấp ủy, chính quyền Thạch Thành luôn chú trọng, quan tâm, đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở. Nhiệm vụ này được gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 của BCH Trung ương Đảng khoá VIII và Nghị quyết số 33 BCH Trung ương khóa XI. Để rồi các giá trị văn hóa thấm sâu vào mỗi người dân, mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đã tạo nên sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức trong nhân dân về vai trò của văn hóa trong sự nghiệp phát triển của đời sống KT - XH, đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn toàn huyện. Nổi bật là phong trào xây dựng làng văn hóa (LVH) đã phát triển sâu rộng, được nhân dân đồng tình ủng hộ, được tỉnh đánh giá là huyện có phong trào mạnh của tỉnh, hàng năm khai trương xây dựng đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Năm 2000, tổng số LVH khai trương là: 54 làng, trong đó có 6 làng đạt danh hiệu LVH cấp huyện. Đến tháng 12/2015 tổng số làng văn hóa khai trương đạt 234 làng, trong đó có 188 làng đạt danh hiệu LVH và có 115 làng, khu phố văn hóa được công nhận lại. Việc xây dựng Quy ước LVH, khu phố văn hóa được thực hiện chặt chẽ. Qua đó, ý thức chấp hành luật pháp, thực hiện nếp sống văn minh đô thị, tình làng nghĩa xóm, giữ gìn thuần phong mỹ tục trong cộng đồng dân cư ngày càng được nâng cao, các tệ nạn xã hội được tích cực ngăn chặn.

Phong trào văn hóa - văn nghệ quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ ở nhiều thôn, khu phố văn hóa góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. Tiêu biểu như: Thôn Xuân Tiến xã Thạch Cẩm, Thôn Phố Cát xã Thành Vân, Thôn Thành Minh xã Thành Long, Thôn Liên Sơn xã Thạch Sơn, Khu 3 xã Thạch Tân, Thôn Tú Sơn xã Thành Tân...

Biểu diễn cồng chiêng là nét đặc sắc trong phong trào văn hóa - văn nghệ của huyện Thạch Thành.

Phòng, trung tâm VH-TT huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn các xã, thị trấn, cơ quan, đơn vị công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Đặc biệt, những năm gần đây, các lễ hội truyền thống được khôi phục và duy trì. Một số LVH đã mở rộng quy mô, kết hợp tổ chức biểu diễn văn hoá văn nghệ, tổ chức các trò chơi dân gian, thi đấu các môn thể thao như: Kéo co, đẩy gậy, ném còn, chơi đu, bịt mắt đập niêu, bắt trạch trong chum, thi đấu cờ tướng, bóng chuyền, bóng đá... vào dịp lễ, tết. Đặc biệt, lễ hội kỷ niệm Chiến khu Ngọc Trạo, nơi thành lập đội du kích - tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hoá đã được Huyện ủy, UBND huyện tổ chức trang trọng, tiết kiệm, tôn vinh được giá trị lịch sử của di tích và mang ý nghĩa giáo dục rất thiết thực.

Ở các lễ hội dân gian, các hủ tục lạc hậu, lợi dụng di tích và lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan đều được bãi bỏ, cảnh quan di tích được tôn tạo, phát huy tốt tác dụng của di tích. Ngoài ra, huyện Thạch Thành chú trọng phong trào xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi văn hoá - xã hội. Qua hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở này đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tổ chức sinh hoạt văn hoá, thể thao và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Số câu lạc bộ, đội văn nghệ ngày một phát triển, hoạt động TDTT có nhiều chuyển biến tích cực.

Có thể thấy, từ phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã và đang phát triển rầm rộ, tạo động lực lớn cổ vũ Đảng bộ và nhân dân huyện Thạch Thành ra sức thi đua, đẩy mạnh phát triển KT-XH, xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh.

Thảo Nguyên



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]