(vhds.baothanhhoa.vn) - Quá tập trung vào cảm xúc tiêu cực sẽ đẩy mọi người đến cái vòng luẩn quẩn. Theo thời gian, nỗi đau mà cảm xúc tiêu cực ấy sẽ vơi đi, nhưng dài hạn chính mỗi chúng ta sẽ khó vượt qua cảm xúc ấy nếu không thực sự hiểu tại sao mình lại có cảm xúc ấy ngay từ đầu. Hiểu và làm chủ cảm xúc của mình đồng nghĩa bạn đang sở hữu một loại trí thông minh đặc biệt: trí thông minh cảm xúc, một yếu tố quan trọng làm nên thành công trong cuộc sống.

Trí thông minh cảm xúc: Từ hiểu đến làm chủ

Quá tập trung vào cảm xúc tiêu cực sẽ đẩy mọi người đến cái vòng luẩn quẩn. Theo thời gian, nỗi đau mà cảm xúc tiêu cực ấy sẽ vơi đi, nhưng dài hạn chính mỗi chúng ta sẽ khó vượt qua cảm xúc ấy nếu không thực sự hiểu tại sao mình lại có cảm xúc ấy ngay từ đầu. Hiểu và làm chủ cảm xúc của mình đồng nghĩa bạn đang sở hữu một loại trí thông minh đặc biệt: trí thông minh cảm xúc, một yếu tố quan trọng làm nên thành công trong cuộc sống.

Trí thông minh cảm xúc: Từ hiểu đến làm chủ

Hầu hết con người đều phải tương tác với nhau hằng ngày. Ngoài việc thấu hiểu chính mình thì việc đồng cảm người khác để cùng chung sống, làm việc là điều rất quan trọng. Quan tâm đến cảm nhận người khác chính là dấu hiệu đầu tiên của trí thông minh xã hội. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng: chú ý đến người khác và điều chỉnh cảm xúc của chính bạn sẽ mang lại những lợi ích không ngờ.

Theo Steven J. Stein, nhà tâm lý học lâm sàng, tác giả cuốn sách: Trí thông minh cảm xúc được hiểu giản đơn là khả năng thấu hiểu người khác và điều chỉnh tâm trạng bản thân theo chiều hướng phù hợp.

Tại môi trường làm việc, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có trí thông minh cảm xúc cao dễ dàng hòa nhập với đồng nghiệp và môi trường làm việc và họ dễ dàng được tăng lương cao hơn. Lý do là bởi những người có trí thông minh cảm xúc cao có thể kiểm soát được bản thân, không cần đào tạo và giám sát quá nhiều mà vẫn hoàn thành công việc.

Câu hỏi đặt ra, nếu bạn là ông chủ, yếu tố nào để kiến tạo trí thông minh cảm xúc nơi làm việc? Steven J.Stein đưa ra 3 yếu tố và một trong số đó là mục tiêu: nhìn thấy công việc mình đang làm có cống hiến cho cộng đồng, quốc gia và biết được sứ mệnh của công ty, đơn vị mình.

Trong mối tương tác với gia đình, việc duy trì và làm chủ trí thông minh cảm xúc không phải lúc nào cũng dễ dàng, thuận lợi. Steven J.Stein đã rất thông minh khi chỉ ra rằng: Bạn hãy coi mỗi lần tương tác là một khoản đầu tư vào các mối quan hệ. Nếu tương tác tích cực, bạn đang lời thêm sự tin tưởng và cố kết tình cảm, ngược lại, tương tác tiêu cực, bạn đang ghi nợ cho mối liên kết lỏng lẻo và độc hại. Và giờ thì chính chúng ta có thể thực hành: Hãy hỏi bản thân mình, lần cuối cùng bạn quan tâm hơn tới bạn đời là khi nào? Khi nào thì dành nhiều thời gian hơn cho lũ trẻ? Và cuộc thoại cuối mình dành cho song thân phụ mẫu của mình là khi nào?

Cũng theo Steven J.Stein, lĩnh vực nghiên cứu trí thông minh cảm xúc được ra đời để trả lời cho một câu hỏi giản đơn: Tại sao một con người vô cùng thông minh lại có thể có những hành động xuẩn ngốc đến vậy? Rõ ràng, có rất nhiều người thông tuệ trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại là thực tập sinh ngây ngô trong lĩnh vực cảm xúc? Giờ thì hãy tìm cho mình một cuốn sổ tay, Steven có hẳn một loạt câu hỏi để bạn giải mã bản thân và đo lường cảm xúc của chính mình.

Nếu bạn tiếp xúc với một người - người đó tràn đầy tự tin, không hoảng loạn lúc khủng hoảng, kiên nhẫn và bình thản tập trung tìm ra giải pháp. Ở họ toát lên một khí chất tích cực, tất cả mọi việc sẽ ổn thỏa. Không còn nghi ngờ gì cả, họ chính là người sở hữu trí thông minh cảm xúc cao.

Vậy làm thế nào để điều chỉnh bản thân trở thành một người như vậy? 3 bước căn bản được tác giả chỉ ra: Cảm nhận như một người thông minh cảm xúc; suy nghĩ như một người thông minh cảm xúc và cư xử như một người thông minh cảm xúc.

Khả năng thích ứng thế giới, đọc các tình huống và kết nối với người khác khi làm chủ cuộc sống chính mình là đỉnh cao của EQ- Trí thông minh cảm xúc không phải dễ dàng thiết lập ngày một ngày hai. Khó thì khó thật, nhưng không phải là không thể. Nếu bạn biết rằng trí thông minh cảm xúc giúp tối đa hóa chức năng vùng não cấp cao và cấp thấp thì bạn sẽ hiểu rằng vì sao trí thông minh cảm xúc là cánh cửa mở ra cho con người kết nối với chính mình và phần còn lại của thế giới.

Dẫn kết quả nghiên cứu, Steven chỉ ra: trí thông minh cảm xúc sẽ tăng cao đến 55 tuổi, là hiện thực của câu nói: “gừng càng già càng cay”, nếu muốn tăng tốc độ của trí thông minh cảm xúc hoàn toàn phụ thuộc vào những trải nghiệm phù hợp thông qua giao tiếp liên tục với mọi người và thế giới xung quanh.

Trong vô vàn bài tập thực hành mà Steven đã chỉ ra, tôi đã dừng lại ở bài tập: Luyện tập tình huống khó khăn trong tâm trí. Tác giả đã nói rằng: Hãy tưởng tưởng trong một hoàn cảnh tồi tệ, gặp gỡ những người mà bản thân khó ưa nhất, họ chạm đến điểm dễ nổi nóng của mình, vậy bản thân sẽ cần phải làm gì? Thực hành luyện tập nhiều lần trong tâm trí đến độ khi điều đó xảy ra trong hiện thực thì ít nhất bạn cũng đã có cơ hội luyện tập. EQ sẽ đạt đỉnh theo thời gian và trải nghiệm, tuy nhiên, tốc độ, mức độ EQ mà bản thân muốn sở hữu thì ít, nhiều, nhanh hay chậm lại phụ thuộc hoàn toàn vào tâm thái của chúng ta!

Nguyễn Hường



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]