(vhds.baothanhhoa.vn) - Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 - 2022), chiều 10.12 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chủ trì Diễn đàn đối thoại ‘Thanh niên với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc’.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tuổi trẻ và câu chuyện giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

Trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2017 - 2022), chiều 10.12 tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã chủ trì Diễn đàn đối thoại ‘Thanh niên với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc’.

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu tại diễn đàn.

Cùng chủ trì diễn đàn có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Hoàng Thị Hoa , Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy, Bí thư BCH Trung ương Đoàn Nguyễn Ngọc Lương và 125 đại biểu về tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XI.

Thanh niên góp phần quan trọng trong gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Trong phát biểu của mình, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, bản sắc văn hóa là giá trị cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam, thể hiện tâm hồn, sức mạnh của cả dân tộc được hun đúc, bồi đắp qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước, trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử. Bản sắc văn hóa cũng là biểu tượng của sự trường tồn, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc.

Nhìn nhận vai trò của tầng lớp thanh niên Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập quốc tế, Bộ trưởng nhấn mạnh, những năm gần đây, phần lớn thanh niên Việt Nam đã phát huy vai trò, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận thanh niên bộc lộ hạn chế về nhận thức, về hiệu quả trong công cuộc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống. Theo Bộ trưởng, còn có những biểu hiện sai lệch với chuẩn mực giá trị về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

Bao trùm trên tất cả là niềm tin mà các thế hệ đi trước dành cho thế hệ trẻ hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ sự tin tưởng, để tiếp nối truyền thống vẻ vang và tự hào, tuổi trẻ Việt Nam thế hệ mới sẽ phấn đấu, cống hiến hết sức mình để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, xứng đáng là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh.

Các đoàn viên thanh niên tại Diễn đàn. (Ảnh: Tr.Huấn)

Trăn trở giữ gìn bản sắc

Không phụ niềm trông đợi của các thế hệ đi trước, tại diễn đàn đối thoại, các đại biểu trẻ tuổi đã chia sẻ nhiều tâm tư, nguyện vọng và “hiến kế” nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh nhiều kỳ vọng, cũng có không ít ý kiến bày tỏ băn khoăn về những khó khăn, thách thức trong công cuộc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trước sự ồ ạt lấn át của các làn sóng văn hóa ngoại lai. Theo đại biểu Nguyễn Văn Quyết (Quảng Ninh), giới trẻ hiện nay trong khi rất am hiểu những dòng chảy, xu thế văn hóa nước ngoài thì lại có phần thờ ơ, thậm chí gần như không quan tâm, tìm hiểu về các giá trị văn hóa nền tảng, truyền thống của dân tộc. Trên các trang mạng xã hội tràn lan phim ảnh về văn hóa, lịch sử của các nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc…, trong khi những ấn phẩm, clip quảng bá, giới thiệu về bản sắc văn hóa của Việt Nam lại hạn chế.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Văn Quyết cho rằng, hiện chúng ta mới chỉ thực hiện giáo dục lịch sử trong trường học, còn các kênh quảng bá tuyên truyền khác thì rất khiêm tốn. Trước đây, dù bối cảnh nền kinh tế, đời sống còn nhiều khó khăn nhưng văn hóa, điện ảnh Việt Nam cũng đã xây dựng được những bộ phim kinh điển, có ý nghĩa giáo dục lịch sử sâu sắc, điển hình có thể kể đến các tác phẩm như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Em bé Hà Nội... Nhưng khi điều kiện sống đã khác, trình độ chuyên môn về nghệ thuật cũng đã được nâng cao thì một câu hỏi lớn lại được đặt ra: Vì sao chúng ta lại không xây dựng được những tác phẩm xuất sắc như trước đây?

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Phương đến từ Lào Cai chia sẻ, với 27 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn, Tỉnh đoàn Lào Cai đã thành lập các CLB thanh niên với bản sắc hóa dân tộc nhằm mục đích lưu giữ, bảo tồn và khơi dậy các nét đẹp của các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc như trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca, dân vũ… Hiện nay, hầu như mọi hoạt động liên quan đến bảo tồn văn hóa dân tộc của Lào Cai đều do các mô hình câu lạc bộ này thực hiện.

Chia sẻ thêm kinh nghiệm của tuổi trẻ địa phương tham gia giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, đại biểu Nguyễn Thị Thơm ở Nghệ An cho hay, sau khi dân ca Ví giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Tỉnh đoàn Nghệ An đã triển khai nhiều nhiệm vụ cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị độc đáo của di sản văn hóa này. Theo đó, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo Nghệ An triển khai đưa di sản dân ca Ví giặm vào trường học, mỗi tuần đều có các tiết học và sinh hoạt ngoại khóa về chủ đề này. Đồng thời, Tỉnh đoàn Nghệ An cũng đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn thành lập các CLB sinh hoạt dân ca Ví giặm.

Mỗi mô hình, mỗi sáng kiến được chia sẻ đã mang đến diễn đàn đối thoại những niềm tin lạc quan rằng sức trẻ sẽ góp phần đưa đến những chuyển biến tích cực trong công cuộc bảo tồn, gìn giữ các giá trị bản sắc, truyền thống của văn hóa Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Theo baovanhoa.vn


Theo baovanhoa.vn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]