(vhds.baothanhhoa.vn) - (VH&ĐS) Ngày 29/7, Dự án Tủ sách Lam Sơn phối hợp cùng Sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa, Hội khuyến học và Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo "Sách cho trẻ em nông thôn miền núi".

Tin liên quan

Đọc nhiều

Văn hoá đọc không phát triển nếu trẻ em nông thôn, miền núi còn "đói sách"

(VH&ĐS) Ngày 29/7, Dự án Tủ sách Lam Sơn phối hợp cùng Sở VH,TT&DL tỉnh Thanh Hóa, Hội khuyến học và Thư viện tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội thảo "Sách cho trẻ em nông thôn miền núi".

Tại Hội thảo, các khách mời đã cùng tham luận về tình trạng “đói sách” và nhu cầu đọc sách của trẻ em nông thôn miền núi, nhấn mạnh ý nghĩa của việc đọc sách đối với thế hệ trẻ - "một thế hệ trẻ cúi đầu" đang dành phần đa thời gian cho điện thoại.

TS. Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện, Bộ VH,TT&DL chia sẻ tại Hội thảo.

Được khởi xướng từ tháng 10/2016, Tủ Sách Lam Sơn là dự án thiện nguyện nhằm hỗ trợ để phát triển hệ thống thư viện sách quy mô nhỏ - dạng mô hình "Tủ sách lớp học" - đến với tất cả học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Với hơn 1 năm hoạt động, Tủ Sách Lam Sơn đã trao tặng được hơn 400 tủ sách đến với các trường tiểu học thuộc ba huyện Tĩnh Gia, Hoằng Hóa và Đông Sơn với tổng trị giá gần 1 tỉ đồng và các điểm dừng chân tiếp theo sẽ là Mường Lát, Bá Thước, Thọ Xuân, Ngọc Lặc, Quảng Xương, Yên Định, Hậu Lộc, Vĩnh Lộc...

Hội thảo với sự tham gia của đông đảo khách mời và các cá nhân quan tâm.

Theo khảo sát sơ bộ, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, đặc biệt là huyện Mường Lát chỉ có 12 trường và 68 điểm trường rải rộng toàn huyện với 253 lớp học, cùng với 40 lớp học ghép. Là một trong số những huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa, đời sống người dân ở đây gặp rất nhiều khó khăn, trẻ em hầu như rất ít được tiếp xúc với các đầu sách, có chăng cũng chỉ là những quyển sách giáo khoa.

“Ở các huyện miền núi, có nghe các em trả lời “cháu không thích đọc sách”, cần phải hiểu sâu thẳm trong câu trả lời đó là gì? Có thể, từ bé đến giờ cháu chưa đọc sách nên không biết trong đó có gì hấp dẫn? Hoặc lần nào đó đọc cuốn sách không phù hợp nên cháu chán và bỏ luôn từ đó; các em lớn hơn một chút đã từng được đọc nhưng đã 3,4 năm gần đây không còn sách nữa, nên có thể hứng thú đọc của các em đã không còn…” - Ông Phạm Thế Khang – Chủ tịch Hội thư viện Việt Nam chia sẻ.

Chính vì vậy trong điểm dừng chân tiếp theo này, dự kiến huyện Mường Lát sẽ cần trang bị khoảng 200 suất tủ và 250 suất sách với số tiền tương đương 562 triệu. bên cạnh đó Tủ sách Lam Sơn sẽ kết hợp cùng các tổ chức xã hội khác kêu gọi không chỉ tặng sách mà còn các nhu yếu phẩm, đồ dùng hàng ngày, công cụ lao động,...

Một thực tế đặt ra không chỉ có vấn đề thiếu sách, mà ngay cả khi có sách, hay các tủ sách được trao tặng lại không phát huy được hết hiệu quả, thậm chí chỉ để trưng bày… Hội thảo đã có dịp được lắng nghe chia sẻ của những người đi trước trong phong trào xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn như chị Vũ Hà – Người khởi lập Tủ sách phụ huynh tại Nam Trực, Nam Định - Giám đốc công ty TNHH M.T.V Việt Hà, tham gia chương trình Sách hoá nông thôn Việt Nam từ năm 2014, người khởi xướng chương trình Bán trái cây xây tủ sách, ông Hà Duyên Sơn - Nguyên Hiệu trưởng trường THPT Thọ Xuân, người sáng lập và quản lí tủ sách tư nhân Hà Duyên Đạt. Tham luận và chia sẻ về kinh nghiệm quản lý tủ sách lớp học và kỹ thuật giúp thúc đẩy việc đọc sách cho trẻ em nông thôn và miền núi của PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh – Khoa Ngữ văn, Trường ĐHSP Hà Nội, cùng rất nhiều ý kiến của lãnh đạo các nhà trường nơi được trao tặng sách trong thực tiễn quản lý hiệu quả các tủ sách được trao…

Thông qua những tủ sách như Tủ sách Lam Sơn, các trường có thể giúp học sinh có thể tìm đến kiến thức ngoài sách vở, giúp hình thành văn hóa đọc, văn hóa tự học suốt đời, chính là cơ hội để trao chìa khóa mở ra kho tàng kiến thức của con người.

Kiều Huyền



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu
Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]